119. Khi lo thắp đèn cho người thì ngọn đèn của ta bị tắt

25 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 75899)
119. Khi lo thắp đèn cho người thì ngọn đèn của ta bị tắt
29-1-2007 – 6:30 giờ sáng

Điều quan trọng của một người hành thiền sống liên tục trong sự sáng suốt với nội tâm an định thì cái Muốn không dậy khởi.

Cái muốn xuất hiện là thiền định mất. Ta sẽ bắt đầu lý luận, cho rằng mình đúng, người khác sai, muốn buộc người này hay người kia phải làm theo ý mình hay chuyện này chuyện kia phải xảy ra theo ý mình.

Tức khi cái Muốn xuất hiện ta trở nên một người không phải là ta. Vì ta không sống đời sống của ta nữa mà ta muốn sống giùm đời sống của người khác. Muốn xoay vần cuộc thế, muốn xoay người quanh ta phải nói, hay hành xử theo ý mình.

Mỗi một đời người được kết nạp biết bao nhiêu vi tế của quá khứ hiện tại và tương lai. Từ ông bà, cha mẹ, quá khứ lẫn hiện tại. Họ đã trải qua bao tiền kiếp mới đến hiện kiếp. Con người của họ đã được tạo ra bởi biết bao nhiêu thức ăn, bao gồm cây cỏ, muông thú; họ mặc bao lớp áo, tô bao nhiêu son phấn, mang bao nhiêu giày dép. Và xài phí bao nhiêu tiền bạc lẫn nữ trang. Họ đã gánh bao nhiêu nghiệp quả và trả bao nhiêu nghiệp quả lẫn tạo bao nhiêu nghiệp quả cho đời sau.

Mỗi một con đường có một lối đi riêng. Chánh pháp là phương pháp đúng, chánh đạo là con đường đúng. Nhưng chánh pháp và chánh đạo cho mỗi một con người đều có phương trình khác nhau.

Người mạnh đi nhanh, người yếu đi chậm. Người có khả năng leo trèo thì đi đường núi, kẻ biết bơi thì đi đường thủy, lội sông, lội biển, vân vân... Cũng có người thấy đường đi nhưng không muốn cực thân nên dùng ngựa, dùng xe, hay dùng thân người khác để đi. Và tùy theo cách đi mà có tạo thêm nghiệp quả hay giải bớt nghiệp quả.

Có kẻ chịu cực “dấn thân”, dùng hết ý chí và sức lực nên đi đến đích; cũng có kẻ muốn đến đích nhưng lại muốn “dưỡng thân” nên chỉ đến nửa đường, hay chỉ mới đi được một đoạn đường thì đứt gánh.

Cũng có kẻ tưởng mình đi tới hóa ra đang xụt lùi, mà người đi sau lại đi hia bảy dặm. Chính là vì tâm thức con người thật mầu nhiệm khi tỉnh thức hay thức giác.

Giác ngộ là thức tỉnh tức khắc, như ngọn đèn được bật lên phá tan sự ngu muội của cái muốn của lục giác. Lục giác lúc đó nhận để biết chứ không bị lôi cuốn theo nó nửa để trở nên lục căn lục trần.

Ta cần giữ cho mình được sáng suốt luôn luôn để không hề bị xoay chuyển từ tâm đến tánh.
Khi nội tâm bị lay chuyển thì tánh cũ thói quen sẽ nhảy ra làm chủ ta và ta ăn nói, hành xử, đi đứng như cũ, tức trước khi tu học như thế nào và nay, sau khi tu học ta vẫn trở lại rập khuôn như thế ấy.

Ta sẽ mắc tội với chính mình vì mình đã tự hủy hoại công trình và công năng tu học. Ví như ta đập con thuyền, chiếc xe mà ta đang đi trên con đường tiến tới giải thoát, giác ngộ. Con đường dẫn đến Chân-Thiện-Mỹ.

Nếu ta không đi xe hay đi thuyền mà đã dùng chân, dùng thân để lặn lội qua bao gian nan thử thách. Nhưng nay tất cả những tánh hư tật xấu trở về, ta trở lại con người Máy, con lật đật không còn biết mình là ai mà chỉ bị sai khiến bởi mắt tai mũi lưỡi thân ý  một cách vô minh. Vậy thì chính ta đã tự đập gẫy đôi chân của mình hay ta hủy hoại tự thân.

Thượng Đế đã ban cho ta một thân thể với đầy đủ tứ chi và lục giác, với đầy đủ mắt tai mũi lưỡi thân ý  để ta có phương tiện sử dụng để học hỏi để cùng với Ngài góp sức xây dựng và đóng góp cho sự trường tồn của con người và vũ trụ.

Ta phải biết dùng nó đúng. Ta phải đóng góp bằng sự thắp sáng ngọn đèn tâm thức của mình. Ta không thể thắp sáng giùm ngọn đèn tâm thức của người. Vì khi ta lo thắp đèn của người, thì ngọn đèn nơi ta bị tắt vì lúc đó ta quên ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880