104. Tu tập là kỷ luật hóa Thân Tâm để đạt Trí tuệ

25 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 76884)
104. Tu tập là kỷ luật hóa Thân Tâm để đạt Trí tuệ

4-12-2006 – 12:00 giờ trưa

Làm thế nào để chận đứng lại mọi khởi động và bị động của lục căn lục trần?

Chữ Tâm phải đặt trên hàng đầu. Tâm động thì trí động và hành động sai lạc ngông cuồng.

Làm sao cho tâm không động?

Tâm động thì loạn tâm, đưa đến trí động, suy nghĩ lệch lạc, quyết định vội vàng kém suy nghĩ. Hành động trở nên bộp chộp, nóng nảy, có khi bất thần kém suy nghĩ. Tức là hành động trước khi trí suy xét, cân nhắc, không quyết định đúng hay sai.

Khi loạn tâm thì con người hành động thiếu suy xét của phần trí. Như vậy là tâm loạn trực chỉ chủ trì hành động và thiếu phần trí suy xét phán đoán, định lượng.

Lúc đó thì hành động trong sự thiếu vắng của trí tuệ. Hành động theo cảm tính và cảm xúc.
Hành động đó do lục căn lục trần chủ trì quyết định và ta hoàn toàn vắng mặt hay lúc đó con người máy đã làm chủ cả tâm thân trí của ta. Ta như một người chết, hành động máy móc theo sự chỉ đạo của cái tôi máy móc mù quáng.

Muốn tránh trở nên một người máy mù quáng hành xử loạn tâm ta phải làm sao?

Làm sao để ta đừng quên ta? Làm sao để Tâm-Thân-Ý có một sự liên hệ chặt chẽ, không bị bứt rời để con người máy tước đoạt quyền để định đoạt sự sống của ta?

Sự sống toàn vẹn chỉ có khi Tâm Thân Ý là một, không rời. Mà vai trò Tâm là một mấu chốt quan trọng. Đặc biệt khi Thân yếu, Tâm dễ ngã, trở nên yếu đuối, và lúc đó thì Trí kém sắc bén, bén nhạy, lu mờ.

Con người ta ngoài phần tâm linh thì phần thể xác nuôi dưỡng tâm linh hết sức quan trọng. Vì thế Đức Phật đã đưa ra con đường trung đạo cho ta noi theo tu hành.

Tu tập không phải chỉ nặng phần tâm linh, mà sự tu tập phải đặt nền tảng trên Thân Tập.
Thân tập là ta nên luyện thân để trở nên mạnh khỏe cường tráng, ngũ hành điều hòa, mới nuôi dưỡng phần tâm linh trở nên sáng suốt thông thái.

Sự tu tập không thể thiếu phần thân tập, từ ăn uống, thở, thức ngủ. Mọi hành động đều có sự tự kiểm để cho bộ máy người được chuyển động điều hòa, nhiệt lượng và tiết lượng quân bình mới có đủ năng lượng vượt các tầng khí quyển mà hòa nhập với năng lượng của thượng thiên trở nên một người có ích cho loài người.

Vậy, ăn-uống-bài tiết của một con người đều có tầm quan trọng như nhau. Mọi sự đều cần được ta kiểm tra từ vật thực cho đến nơi ăn chốn ở. Cần phải có sự quân bình từ tương đối cho đến tuyệt đối. Ta không nên buông mình dung dưỡng thân xác thái quá, và cũng tuyệt đối không hành xác để trở nên yếu đuối bệnh tật, để thay vì có thì giờ tu tập hay suy nghiệm làm việc thiện thì phải luôn đối phó với những căn bệnh ngặt nghèo quái ác.

Tâm ta yếu đuối dễ bị lung lạc nhất khi đau yếu. Khi các bộ phận nội tạng suy nhược thì tâm não ta suy yếu, tâm thần động loạn, trí tuệ lu mờ.

Tóm lại, hai chữ tu tập có nghĩa là kỷ luật hóa thân tâm để đạt trí tuệ, trở nên người hữu ích cho đời cho đạo, hay nói đúng hơn, để đóng góp cho con người, không uổng một kiếp lai sinh.

T.B.: Ngày sinh nhật của Tài. Viết sau khi đi bệnh viện nội soi bao tử và ruột trở về nhà cúng lạy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880