107. Hành Trình Khai Ngộ

03 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 77753)
107. Hành Trình Khai Ngộ
5-3-08 - 9:00 giờ sáng

Sự giác ngộ là sự thức tỉnh. Thấy cái thật, thấy rõ sự mê lầm của mình, như một người vừa tỉnh giấc mơ, vì trong giấc mơ có khi ta tưởng đó là sự thật. Khi tỉnh giấc ta mới nhận rõ là giấc mơ.

Ta thường xuyên bị lôi cuốn theo đời sống và đắm chìm trong sự vui buồn thương ghét, tham sân si. Lúc giác ngộ, thức tỉnh, biết được nguyên lý của mọi sự vật có có không không, nhìn rõ ra thật tính của mọi sự vật, thì giật mình tỉnh ngộ.

Nhưng tỉnh ngộ rồi ta phải làm sao? Có rất nhiều người đang sung sướng vui cười trong giấc mộng, khi tỉnh dậy thì đau buồn hối tiếc.

Khi ta say sưa trong đời sống thì ta quên ta. Nhưng khi giậc mình tỉnh ngộ ta lại đau khổ và không biết đi về đâu, làm gì.

Giai đoạn hậu giác ngộ là một giai đoạn cực kỳ quan trọng. Có nhiều người tự dưng bỏ hết những gì hiện có, cả về gia đình, người thân lẫn của cải nhà cửa, việc làm, tiền bạc.

Vì thế pháp tu là một cây gậy chống đỡ cho ta không phải té khi chợt mình giác ngộ.

Có không biết bao nhiêu pháp tu đã được đề ra của các bậc giác ngộ, lấy kinh nghiệm bản thân làm kim chỉ nam soi đường giúp cho người giác ngộ một con đường đi như thế nào để có thể quân bình giữa đạo và đời.

Đức Phật Thầy Tây An, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đề ra phương thức tu hành nhằm đưa con người biết được Chân Lý, vừa tự tu tự tiến như thế nào để được quân bình trong cuộc sống đời đạo song tu. Đó là phương pháp học Phật tu Nhân.

Con người dù ở môi trường nào trong cuộc sống, ở trong gia đình hay tu viện, đều có bổn phận của kiếp người khi sống ở trần gian.

Tu tập là sống, là đối diện với cuộc sống chứ không phải trốn tránh cuộc sống. Ta càng đối diện với khó khăn trong cuộc sống chừng nào, ta càng khai ngộ chứng ấy, khi ta áp dụng phương pháp tu hành chân chánh.

Ta càng trốn tránh dù trong cuộc sống đời hay đạo, ta càng bị u tối, mê lầm gây ra bởi ngũ uẩn vì nội tâm xáo trộn ảnh hưởng đến cuộc sống.

Cánh cửa càng mở, gian phòng càng sáng. Ta càng đóng cánh cửa nội tâm, che dấu uẩn khúc, trốn trách nhiệm, tránh khó khăn, che dấu tham sân si hỉ nộ ái ố thì chỉ làm cho lục giác hoành hành, tạo ra sự bất quân bình giữa nội tâm và ngoại cảnh.

Vậy khi giác ngộ, ta cần phải khai ngộ.

Hành trình đi đến giác ngộ thức tỉnh đã khó, thì hành trình khai ngộ là một hành trình trăm cay nghìn đắng để ta có thể vừa giác ngộ, vừa tiếp tục sống như thế nào mà không đem lại rối loạn giữa ta và người.

Hành trình khai ngộ là một hành trình tất yếu sau khi giác ngộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880