80. Từ Địa Ngục Tâm Sang Thiên Đàng Tâm hay Cực Lạc Tâm

01 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 75049)
80. Từ Địa Ngục Tâm Sang Thiên Đàng Tâm hay Cực Lạc Tâm
7-11-07 - 9:30 giờ sáng

Làm thế nào để từ một trạng thái nhiều dữ kiện của một cuộc sống hàng ngày trở nên một trạng thái trong sáng, nhẹ nhàng trống không không thành kiến?

Có phải trống không là trạng thái từ hữu trở nên vô? Từ đầy dữ kiện của mọi cảm xúc, xúc cảm của hỉ nộ ái ố, thất tình lục dục trở nên một trạng thái không tánh hoàn mỹ?

Không tánh, hay tánh không, có phải là trống không? Là vô cực? Không có gì cả?


Muốn sáng suốt và đạt trí tuệ phải ở thể biết mà không biết, tức biết mà không bị cái biết kềm chế, ảnh hưởng. Hữu mà vô, có mà không bị cái có ảnh hưởng.

Vì nếu không có gì hết thì trở nên vô minh. Con người được sanh ra tại mặt đất phải dựa vào cái hữu mà sống, mà tu tập, mà tiến hóa, mà giúp đỡ, nhưng lại không bị cái hữu này cột chặt để trở nên tham sân si, gò bó để tạo nghiệp dữ để thay vì giải thoát thì lại tiếp tục sống và đầu thai trở lại để trả. Cứ như thế xoay vần đời đời, kiếp kiếp.

Không tánh, tánh không là có tánh nhưng không bị tánh kềm chế, thì có tánh như không có. Có tánh người để biết, hiểu mà sống với người, nhưng không bị cái tánh này điều khiển đưa ta vào những hành động lẫn lời nói vô minh.

Đó là ý nghĩa của tánh không - hay biết mà không biết.

Khi đã hiểu như vậy thì bất cứ lúc nào dù bận rộn, đầy ắp dữ kiện của sự đời, ta vẫn có khả năng sống trong không tánh, vì không bị tác động của đời sống khiến ta mù quáng thốt ra lời nói hay hành động sai lầm, mà ta luôn ở thể sáng suốt biết phân định rõ rệt lúc nào nói, nói thế nào, nói cách nào, giọng lên hay xuống, và hành động sao cho đúng cách, đúng thời, đúng điểm. Đó cũng là trạng thái nghĩ y như vậy, nói y như vậy, và hành y như vậy. Tức thân khẩu ý tam hợp.

Khi đó là ở thể Đại Định Tam Hợp Đồng Nhất. Ta sống hoàn toàn ở thể Trung Đạo không hữu cũng không vô, không có tánh lẫn không không tánh.

Đó là trạng thái miễn nhiễm, bất khả từ nghì, hành xử đại định, thân khẩu ý đồng nhất. Một trạng thái thoát tục ở giữa chợ đời. Có cảm xúc mà không cảm xúc, có tánh mà không tánh, sống trong đời mà vẫn an nhiên tự tại.

Đó là một đời sống Niết Bàn vô nhiễm, chỉ là một trạng thái của một con người biết sống, biết tu, biết hành. Không phải là một cõi xa thế gian mà là một đời sống thật giữa trần thế.

Khi đó ta mới hiểu rõ vì sao người tu sống thật nghĩ thật và làm thật. Họ không còn muốn rời thế gian để hướng về một cõi mộng ảo của Niết Bàn hay Thiên Đàng.

Niết Bàn hay Thiên Đàng chỉ là một trạng thái của con người, không phải đợi chết mới có khả năng thăng lên hay rớt xuống địa ngục, vì địa ngục cũng là một trạng thái hung hiểm, đầy nghiệp lực của con người.

Phải tự tu tự cứu mình ra khỏi địa ngục tâm để được sống trong thiên đàng tâm hay cực lạc tâm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880