64. Thợ Tu

27 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 75351)
64. Thợ Tu
Thứ Ba 4-9-07 - 10:30 giờ sáng

Nếu không buông cái biết của mình thì mình sẽ chết với cái biết hạn hẹp rỗng tuếch đó.
Tại sao gọi đó là cái Biết Hạn Hẹp?

Cái biết của Trí tuệ thì bao la vô tận mà cái biết của ta ví như hạt đậu hạt mè hay có thể nhỏ như hạt cát, hay vi trần hoặc vi vi trần, vì đối với sự vô tận thì cái biết của ta không là gì cả.

Biết bao nhiêu người ôm cái biết và đống sách vở mục rữa của mình qua bên kia thế giới?

Mỗi một giai đoạn tiến bước ta lại học hỏi của tiền nhân. Đối với sự hiểu biết của ta còn thua xa tiền nhân thì thử hỏi những gì ta biết, ta viết ra có đáng là bao? Hay nếu có đôi chút hãnh diện gì, rồi khi chợt mình thức giác ta cũng phải giác ngộ cho sự u mê lầm lỡ của mình.

Ta phải buông để tiến, để học hỏi, để cung ứng cho người đi sau và cứ như thế theo dòng thời gian của tuổi đời. Có học đến hơi thở cuối cùng vẫn chưa hết cái gì đã, đang, và sẽ xảy ra của địa cầu, của Tam Thiên Đại Thiên thế giới.

Không những ta phải buông bỏ những thói quen của tánh, của thể chất, mà còn phải buông bỏ thói quen của tâm linh.

Thể chất có nhu cầu và thói quen như thế nào, thì tâm linh cũng có nhu cầu và điều kiện như thế đó.

Thói quen của thể chất đã ngăn ta tiến hóa, đã làm cho ta trở nên sống trong một số điều kiện vật chất từ nhu cầu ăn, ở, đi đứng, nằm ngồi, mặc, phương tiện cho tứ chi, cho lục giác mắt mũi tai, vân vân... đã tạo cho ta một đời sống trong một cái hộp điều kiện vật chất. Ta muốn tu tập thì cũng phải phá vỡ cái hộp điều kiện vật chất đó để hít thở một không khí tự do miễn nhiễm.

Ngày nào mà ta còn sống trong một cái hộp vật chất theo điều kiện đòi hỏi của thể chất thì ngày đó ta vẫn còn là một loại con người tâm linh xa xí phẩm.

Nếu muốn tu tập rốt ráo ta cần đặt ra sự tự vấn rằng ta có thể bước ra khỏi mọi thói quen từ vật chất cho đến thói quen tâm linh chăng?

Đời sống tâm linh có điều kiện, hay nói đúng hơn là đời sống tâm linh theo thói quen cũng là một loại xa xí phẩm cần vượt khỏi nếu ta thật sự muốn tiến trên con đường giải thoát.

Khung cảnh yên tĩnh, mùi nhang trầm thơm ngát, với mọi điều kiện để phục vụ nhu cầu tâm linh, ta cũng cần phá bỏ để có thể rốt ráo hơn trong sự tỉnh thức quán chiếu liên tục.

Tu tập cần cảnh, cần điều kiện để có thể quán tâm. Nhưng sự quán tâm phải liên tục không bị đứt quảng khi nhu cầu tâm linh và vật chất của ta không được đáp ứng.

Ta không phải quán tâm tỉnh thức với nhang trầm thơm ngát, hay quang cảnh yên tĩnh, với ngôi Tam Bảo nhang đèn rực rỡ, mà tâm thức, đầu óc ta lúc nào cũng phải sáng rực ngôi Tam Bảo. Lúc đó bàn thờ, ngọn đèn, hương trầm đã ngự trị nơi Tâm Thân Ý của ta liên tục.

Sự thức giác, cái biết phải liên tục không chớp tắt như ngọn đèn trước gió, hay trong cơn giông bão, lúc yếu lúc mạnh, mà phải là Ngọn Đèn Trời sáng rực trong tâm thân ý, không lúc nào bị che mờ, khuất bóng.

Khi nói tu thì phải tập và phải vượt. Chữ vượt trong sự tu tập thật quan trọng. Ta phải vượt, phải buông bỏ thói quen, nếu không ta chỉ là một người mà thiên hạ có thể gọi là Thợ Tu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880