59. MỘT ĐƯỜNG ĐI ĐẦY ÁNH SÁNG

23 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 69656)
59. MỘT ĐƯỜNG ĐI ĐẦY ÁNH SÁNG

 

29-1-10 – 9:00 giờ sáng

 

Làm việc cho một trăm năm, hoặc một ngàn năm cần phải đề ra những điểm trọng yếu cần phải làm, không nên quan tâm quá nhiều về những dữ kiện tiểu tiết, những việc xảy ra có tính cách cá nhân, phe nhóm, mà phải hướng vào dòng chính của đạo.

 

Dòng chính của đạo là trong sạch hóa nguồn đạo, đưa đạo trở về nguyên thủy Bửu Sơn Kỳ Hương, Mật Giáo Việt Nam, khởi nguồn từ Huyệt Mật trên dải Hy Mã Lạp Sơn, được Mật Thủy của dòng sông Mekong Cửu Long giang đưa về dải Thất Sơn Mầu Nhiệm và phát khởi do Đức Phật Thầy Tây An đảm nhiệm.

 

Qua bao vai trò của các bậc tái sanh truyền bá từ Đức Phật Thầy Tây An, đến Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Đức Sư Vải Bán Khoai, đến Đức Huỳnh Giáo Chủ. Đạo phát và chuyển biến theo nhiều thời kỳ cho phù hợp với nhân sanh, thời thế, nay cần thanh lọc để trả về sự trong sáng của nguồn đạo có vai trò vực dậy nền tâm linh dân tộc Việt sắp bị hủy hoại bởi khối lực đỏ muốn nhuộm và chận đứng sự phát triển của con Rồng cháu Tiên của đất nước Việt Nam hình chữ S.

 

Một lần nữa cần nhắc lại, Phật Giáo Hòa Hảo Bửu Sơn Kỳ Hương là nguồn sinh lực của dân tộc, là thành trì vững chắc để chịu đựng chống đỡ và phá vỡ các áp lực ngoại bang qua các hình thức tiền tài, chánh trị, kinh tế, và nhất là tôn giáo.

 

Phải nhìn cho rõ qua các thế cờ chuyển biến và biến chuyển qua các diễn biến về chánh trị, cũng như tôn giáo hoặc tài chánh. Các ngành nghề hiện nay đều được điều hành bởi các thế lực ngoại bang – một đàng muốn tranh giành nhau về quyền lợi kinh tế, chánh trị, và tôn giáo, một đàng vừa muốn đè bẹp Việt Nam để không ngóc đầu dậy ngỏ hầu có thể tác quái và sai khiến các giới lãnh đạo đã quá lệ thuộc ngoại bang từ thế lực, quyền lực lẫn tiền tài danh vọng.

 

Làm việc đạo, muốn đạo phát triển, cần sự sáng suốt và đặc biệt không chạy theo các diễn biến chánh trị thay đổi luôn theo nhu cầu của sự cạnh tranh của các thế lực chánh trị trong nước.

 

Hải ngoại đã bị tha hóa vì cái ngã của quá khứ. Đó là những tiếng kêu vô vọng giả đò hơn là vì quốc gia dân tộc.

 

Tuổi trẻ hải ngoại học cao hiểu rộng nhưng hướng về quyền lợi nhiều hơn là tinh thần quốc gia dân tộc, hay tâm linh dân tộc, vì không được lớn lên và nuôi dưỡng bởi tinh thần dân tộc và tình yêu quê hương. Họ được sống trong ấm no hạnh phúc nên không có sự khao khát phục vụ và vực dậy một quốc gia mà họ chỉ liên hệ ít về ký ức đời sống vật chất lẫn tinh thần.

 

Giới trẻ trong nước bị sống trong một đời sống thiếu thốn vật chất lẫn giáo dục, và nhất là đức dục cộng với sự hiểu biết quá mù mờ lẫn sai lạc về lịch sử Dân Tộc Việt Nam. Tất cả những thứ trên cộng với sự thiếu thốn điều kiện được học hỏi qua các phương tiện thông tin để biết được thế giới bên ngoài với tất cả sự tự do từ tư tưởng, hành động cho đến kiến thức khoa học và kỹ thuật văn minh hiện đại.

 

Vừa thiếu điều kiện phát triển khả năng và năng khiếu sẵn có, vừa bị ràng buộc bởi các quy luật của một quốc gia bị bưng bít về truyền thông. Tuổi trẻ Việt Nam rất đáng tội nghiệp vì vừa đói vừa bị răn đe, nên khó ngóc đầu lên cho kịp với tuổi trẻ trên thế giới.

 

Tất cả những khó khăn trên sẽ khó bị phá vỡ, nếu ta không cung cấp cho họ một niềm tin vào ánh sáng chân lý, một niềm tự hào dân tộc anh hùng có cội có nguồn với những vị lãnh đạo anh minh không khuất phục ngoại bang, có những vị Phật ra đời tại đất nước mình và những bậc Tái sanh nhiều kiếp để dạy đạo giúp họ giải thoát khỏi sự vô minh đạt trí tuệ.

 

Cần giúp cho giới trẻ một niềm tin vào Đấng Thiêng để giúp cho họ một đời sống tâm linh vững mạnh, một tình yêu đất nước mạnh mẽ để vượt mọi bước cản ngỏ hầu có thể phục vụ một đất nước Việt Nam độc lập phú cường vượt mọi xiềng xích, mọi chủ nghĩa ngoại bang đã từng đè bẹp dân tộc Việt Nam.

 

Đó mới là con đường đi đầy ánh sáng.

 

Viết tại công ty Sea One Seafoods

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880