1. XIỂN DƯƠNG CHÁNH PHÁP NHẰM CHỮA LÀNH RỒNG VIỆT NAM

23 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 70996)
1. XIỂN DƯƠNG CHÁNH PHÁP NHẰM CHỮA LÀNH RỒNG VIỆT NAM


22-3-09 – 4 giờ sáng


Đức Thầy có dạy: “Hãy phá tan ngũ uẩn trong lòng” vì nếu ta còn ngũ uẩn thì ta sẽ không thể hành sử sáng suốt được.

 

Sau thời gian dài tu tập để có khả năng nhìn như không nhìn, thấy như không thấy, nghe như không nghe, và đồng thời nhìn thấy nghe thật rõ để có khả năng nhìn thấy nghe sự việc như là. Nhưng nếu ta còn bị xúc cảm và từ xúc cảm sẽ đưa đến đầu óc lý luận phải trái, từ đó sẽ đưa đến sự suy nghĩ tính toán để đưa đến lời nói hành động trong tương lai để tạo nghiệp dây chuyền với những người liên hệ, thì: cái “như là” đó không còn là như là nữa.

 

Vậy thì khi nhìn thấy nghe sự vật “như là” còn tạo phản ứng nơi chính ta thì ta còn quá yếu đuối nên vẫn bị ảnh hưởng chăng? Hay vì ngũ uẩn vẫn còn hiện diện, vì các quá khứ tàng trữ của ta đối với sự xảy ra vẫn còn tồn đọng, chưa gột rửa được. Vậy phải chăng khi bộ nhớ của ta còn thì nghiệp lực còn nên cái như là đó vẫn còn níu kéo bộ nhớ tàng trữ của ta ra để so sánh những dữ kiện liên hệ tạo tác biến thành những dữ kiện sống động mới mẻ cộng với tình cảm thương ghét biến thành nghiệp lực mới.

 

Vậy thì cái nghiệp lực mới này được tạo ra do ngũ uẩn chứ không phải do dữ kiện của quá khứ?

 

Vậy làm thế nào để bộ nhớ tàng trữ trở nên dữ kiện mà không tạo tác thành những xúc động mới ảnh hưởng dây chuyền từ bộ óc của ta với những xúc động mới rồi lại tạo nên nghiệp lực với người?

 

Ta đã biết rằng tu là buông chứ không phải tu để nhận. Vậy thì tại sao ta không buông sự việc xảy ra như là, mà ta lại nhận nó để cho tâm thân ý làm việc tạo tác dây chuyền cùng bộ nhớ và ảnh hưởng vào tim, tạo ra những xúc động mới ảnh hưởng đến trước nhất là ta rồi mới đến người.

 

Ta thấy ta biết rồi phải buông ngay. Ta chỉ bị ảnh hưởng khi ta biến cái thấy biết việc xảy ra đó thành “của ta”, tức ta nhận nó để nhập tâm rồi để cho việc đó tạo tác trong thân tâm ta. Đó chính là nghiệp lực – tạo nghiệp lực cho chính mình. Sau đó sự chủ quan cộng với ngũ uẩn, tức những xúc động thương ghét, giận hờn, tự ái, nhận xét lý luận phải trái mới tạo nên nghiệp lực nặng hay nhẹ.

 

Đây là một vấn đề rất khó khăn cho người tu dầu lâu năm hay đạt trình độ vẫn mắc phải. Cái căn bản là thương ghét, phải trái vẫn còn của một con người còn dính líu với trần thế.

 

Vấn đề ta cần nhìn rõ là mọi việc xảy ra quanh ta có liên hệ đến người thân với ta càng nhiều thì nghiệp lực càng khó gỡ. Cái khó gỡ đó rõ ràng do ngũ uẩn. Cái ngũ uẩn này do ta nhiều hơn do sự việc xảy ra. Sự việc xảy ra chỉ là một cái cớ để cho bộ nhớ chủ quan của ta có dịp nhảy ra tạo tác. Vậy thì cái gốc vẫn là ta chứ không phải người.

 

Nếu sự việc xảy ra do người xa lạ nó sẽ không ảnh hưởng đến ta như việc đó xảy ra cho người liên hệ gần. Vậy thì đúng là tình cảm đã biến việc “như là” đó thành chuyện quan trọng hơn là bình thường.

 

Vậy thì một việc không ảnh hưởng chỉ vì nó không có tầm quan trọng đối với ta chứ không phải ta có tiến bộ trên đường tu.

 

Vậy mỗi khi ta bị xúc động trước mọi sự việc, ta cần quán tâm cho rõ xem, nó có nguồn từ đâu? Vì sao ta bị ảnh hưởng? Quán sát sớm chừng nào thì nghiệp lực giảm chừng đó.

 

Đức Thầy có báo trước là Ngài sẽ vắng mặt, vì đó là thời điểm đã định trước về Sự Ra Đi của Ngài.

 

Điều quan trọng của ta là sau khi Ngài ra đi, tín đồ phải làm gì? Ta là hậu thế ta phải làm gì để xiển dương Chánh Pháp của Ngài và làm thế nào để chánh pháp không bị mai một.

 

Điều gì ta cần buông và điều gì ra cần nhận nhằm hữu lợi cho thế hệ trẻ, tương lai dân tộc.

 

Điều cần buông phải chăng là những tàng tích của quá khứ đau buồn không lối thoát. Điều cần nhận phải chăng la giáo pháp chân truyền cao siêu của Ngài, một vị Phật Sống ra đời tại Việt Nam để xiển dương nhằm chữa lành Rồng Việt Nam.

 

22-3-09 / 26-2 a.l. Kỷ Sửu

 

Ghi chú: 11 giờ sáng hôm nay BTS/PGHH Nam Cali cử hành lễ Đức Thầy Ra Đi tại HQ/PGHH.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880