Lời giảng của Thiền Sư Nhất Hạnh

13 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 25470)
Lời giảng của Thiền Sư Nhất Hạnh

29-8-97

Hôm qua, tại Sealy, thật là một kỷ niệm vừa xúc động vừa sâu đậm, đầy ý nghĩa, đối với nhóm nhà báo chúng tôi; trong đó có một anh chàng người Lào, một anh Mỹ đen, có Vũ Mạnh Hùng và Ánh Chân của đài Á Châu Tự Do. Thượng tọa Thích Nhất Hạnh thật hiền hòa và kiên nhẫn. Thầy mỉm cười luôn khi trả lời chúng tôi suốt ba giờ đồng hồ, nơi một căn nhà xa trại thiền của đại chúng. Thầy Nhất Hạnh đã gần tuổi bảy mươi. Tôi biết rằng Thầy đi rao giảng khắp nơi như vậy sẽ rất mệt. Nhưng trông thấy rất điềm nhiên, và khỏe khoắn. Thầy Nhất Hạnh gầy và rám nắng. Mắt sáng, vẻ mặt quắc thước, nhìn có thể thấy được cả một công trình tu tập, quán chiếu. Một người tu phải có đủ nội lực và sinh lực như thế. Thầy chỉ im lặng không trả lời câu hỏi của một ký giả Việt còn trẻ của báo The Register là, nếu một người trẻ không biết Thượng tọa, thì thầy sẽ tự giới thiệu về "Thích Nhất Hạnh" ra sao.

Khi ra về, Ánh Chân, nữ phóng viên đài Á Châu Tự Do, nói với tôi, đó là một câu hỏi thông thường, chung chung của các người Mỹ gốc Á châu, hay là giới Mỹ còn trẻ.

Không khí trong phòng thật yên tịnh. Các vị sư trẻ pha trà chậm rãi cho Thượng tọa Nhất Hạnh và Sư cô Chân Không. Thầy dùng hai bàn tay chụm lại nâng lấy chén trà nhỏ, thỉnh thoảng uống vài ngụm. Nhà sư trẻ ngồi phía sau lưng thầy Nhất Hạnh lắng nghe buổi nói chuyện với nét mặt sung sướng và thoải mái.

Khi nhóm báo Mỹ hỏi xong, là đến nhóm Việt Nam, cuối cùng là đến tôi. Tôi xin phép thầy Nhất Hạnh được hỏi riêng cho quyển sách tôi đang viết, là làm sao cho thế hệ đàn anh cộng sản thức tỉnh và những người quốc gia thương yêu thông cảm với giới trẻ hai bên; và làm sao cho giới trẻ hai bên cảm thông nhau, và nắm tay xây dựng đất nước hậu cộng sản.

Khi tôi hỏi thầy Nhất Hạnh, thì cả người tôi quá bồi hồi xúc động. Thầy như hiểu sự quan tâm và nỗi xúc động của tôi, nên từ đầu buổi nói chuyện, dù trả lời cho báo Mỹ, cũng vẫn nhìn tôi để nói.

Sau khi phỏng vấn, Ánh Chân cho biết chưa hài lòng về những câu trả lời chung chung. Tôi bảo, đối với những ý niệm trừu tượng thì làm sao có thể trả lời một cách xác định được.

Riêng tôi cảm thấy xúc động nhiều, nhất khi nghe thầy Nhất Hạnh nói, thầy không còn bao nhiêu thời gian nữa, nên chỉ làm những điều cần phải làm.

Tôi tự xét lại việc của mình. Nếu cứ mải bận tâm đến những điều không xứng đáng, thì tôi sẽ không đủ thì giờ để thực hiện những việc nên làm. Tôi cũng phải tự chế hơn, để không phải dành trí não của mình cho những việc chống đối, công kích, mà phải dùng nhiều thì giờ hơn mài dũa lưỡi gươm trí huệ cho sắc bén, để cắt bỏ mọi thứ ưu tư phiền muộn, nhất là từ những người không hiểu mình. Tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo phải được triển khai bằng cách hội nhập với Dòng Sinh Mệnh Dân Tộc. Một số người trẻ từ mọi giới, lại càng ngày càng quan tâm đến sách của ba tôi hơn, Phật giáo Hòa Hảo trong Dòng Lịch sử Dân tộc. Các sử gia của các chế độ chính trị, đã bóp méo sự thật, hay gạt ra ngoài những dữ kiện về Phật giáo Hòa Hảo, thì ngay chính ta phải công bằng với những người đã đem thân đem sức ra lót đường trên hành trình Đạo Pháp.

31-8-97

Tôi không ngờ hai con tôi đều xuất hiện tr

ên sân khấu và trên màn ảnh lớn một cách tự nhiên. Thịnh đóng một màn kịch vui, làm con của kịch sĩ hài hước Bảo Liêm, và hai màn nhạc cảnh. Còn Cường, sau phần chiếu slides hình ảnh và tiểu sử của 26 cô thí sinh Hoa hậu Áo dài, cũng lên đóng một màn nhạc cảnh với Thịnh. Thảo nào mà buổi trưa thấy Thịnh lúi húi ủi áo dài gấm xanh, cả sơ mi trắng, và một bộ đồ thể thao; Cường cũng diện một chiếc áo sơ mi trắng dài tay. Mới đầu tôi chỉ tưởng ban tổ chức muốn các chàng mặc đồng phục mà thôi.

Lúc hai con tôi đóng vai hai ch

àng học sinh mặc áo sơ mi trắng đi với hai cô học trò mặc áo dài trắng trong nhạc cảnh, thì tôi đang đứng trong cánh gà của sân khấu, chuẩn bị trao giải thưởng "Thân Thiện" cho thí sinh. Tôi thấy hai con rất rõ. Trông Thịnh, Cường khoác tay các cô gái xinh xắn ngồi ghế nơi công viên, giả vờ nói chuyện, chỉ chỏ nhau về bài vở; thật chẳng khác gì các anh học sinh ngày nào ở Việt Nam. Tướng tá cử chỉ thật dễ thương, không khác gì tôi nuôi chúng lớn lên nơi quê nhà.

Cô nàng đậu Hoa hậu 97 lại là cô nữ sinh học cùng trường với Cường lúc ở trung học Mission Viejo. Cô nàng hơi thấp bé. Mấy cô mà Cường chấm đã rớt vòng bán kết. Cường bảo, "nếu liệng make-up ra, thì các cô khác hẳn".

Trên đường đưa Ánh Chân về khách sạn gần phi trường John Wayne, Cường mới cho chúng tôi biết là công nương Diana đã chết. Cô đang đi xe cùng ông bồ là Dodi al Fayed, thì bị bảy nhiếp ảnh viên paparaỡi rượt xe gắn máy theo chụp ảnh. Lúc vào đường hầm, vì xe chạy quá nhanh đến 140 cây số một giờ, mà hầm chật hẹp, nên tài xế lái xe đụng vào thành, xe lật chết hết ba người, chỉ còn anh cận vệ bị thương nặng.

Buổi sáng, Thu gọi than thở, bởi đ

êm thi hoa hậu nhiều thiếu sót quá, quên đọc tiểu sử ban giám khảo, các cô thi rớt vòng bán kết vào trong khóc quá vân vân... Tôi an ủi, là so với ngày xưa thì hay hơn nhiều. Đức, chồng Thu, vừa tổ chức quá mệt, nên làm xướng ngôn viên kém lưu loát hơn thường nhật. Hai cô Á Hậu phụ làm xướng ngôn viên sinh đẻ ở Mỹ, nên nói giọng hơi ngọng, được cái rất thuộc bài, và đẹp, dễ thương.

Thu sợ nếu không thành công thì năm sau sinh viên nản không làm nữa. Tôi bảo, dù thành công, các em cũng không làm nổi nữa. Ngày xưa ít trình diễn ca nhạc, khán giả còn thú vị hay ủng hộ. Bây giờ thì nào video, đại nhạc hội, vũ trường. Lúc trước, giới trẻ ít, cha mẹ hay dắt con đi xem, để ủng hộ cho tinh thần truyền thống văn hóa. Lúc Thu và tôi còn đi học năm 1979, tổ chức ở Long Beach Convention Center, có đến 4000 người xem. Lần này, có các cựu sinh viên tiếp tay, lại được các đài phát thanh phỏng vấn giới thiệu liên miên. Bài tôi viết giới thiệu gởi đăng nhiều trên báo chí. Nhờ vậy mới bán gần hết vé. Các sinh viên bây giờ nhiều em không nói tiếng Việt rành, thiếu ngôn ngữ và kinh nghiệm, làm sao tiếp xúc với cộng đồng.

Thu nghe tôi nói công nương Diana chết thì kêu trời, nói tim như muốn bể. Mẹ tôi nói Minh Thư gọi từ bên Anh qua, nói khắp thế giới đều khóc. Bây giờ bên Anh đang đợi xem Nữ hoàng Elizabeth II có cho phép đem xác của cô về hay không.

Mẹ thương công nương Diana, nói mà sụt sùi. Mẹ nói, cô qua Ấn độ giúp người nghèo, người cùi mà cô cũng cầm tay. Tôi nói, Thái tử Charles thật đáng ghét, vì không thương Diana mà cưới về làm khổ cả cuộc đời cô. Còn Hoàng gia Anh thì mưu mô thao túng, cho thu băng Diana nói chuyện điện thoại khi cô đơn bị chồng bỏ, muốn bôi nhọ cô trước mặt thế giới. Còn cả tên sĩ quan kỵ mã, viết sách nói xấu cô. Rốt cuộc thì người ta vẫn thương Diana. Tôi nghĩ, biết đâu cô Diana chết đi thì khỏe hơn, vì đời cô đã khổ quá nhiều, ngụp lặn trong biển tình cảm đầy cay đắng.

1-9-97, 6:15 giờ sáng - Lễ Memorial Day

Tôi thức từ 5:00 giờ sáng, nằm nghĩ đến buổi ra mắt sách. Tôi sẽ mặc thật giản dị, chiếc áo d

ài gấm màu nhạt, đeo chuỗi hạt trai nhỏ. Tôi sẽ không mang kính để đọc bài, mà chỉ nói chuyện cùng quan khách tham dự những lời đơn sơ chân tình nhất. Nghe nói hôm đó sẽ có biểu tình ngoài Bolsa, đầu đường Moran, để hỗ trợ cho cuộc nổi dậy của đồng bào tỉnh Thái Bình ở miền Bắc Việt Nam.

Đồng bào mình ít chịu đi trước thời sự, thông thường chỉ làm những việc tiếp theo sau một biến cố đã xảy ra, dù có khi chỉ nhỏ nhặt, hay xuất phát từ một cá nhân. Chẳng hạn như khi ông Trần Hồng ở Pháp lái xe ủi đất ủi vào trụ sở cộng sản Hà nội tại Paris, cộng đồng mới có phản ứng. Về việc đồng bào tị nạn, không có biểu tình hay tranh đấu dọn đường, chuẩn bị giúp đỡ cho thuyền nhân, mà chỉ xuống đường phản đối muộn màng khi đồng bào đã bị đàn áp xong, có khi đã bị bắt về Việt Nam.

Muốn chuyển đổi Việt Nam, cần phải h

ành động để thúc đẩy sự chuyển đổi, hay chuẩn bị cho sự chuyển đổi. Nếu cứ tiếp tục “đi sau” như thế, có khi Việt Nam có biến cố lớn gì, hay đã thay đổi rồi, mà người tranh đấu ở hải ngoại vẫn còn "lớ quớ" không biết phải làm gì. Chương trình đâu? Nhân lực đâu? Chờ đợi “nhân tài" xuất hiện, trong khi tiếp tục chống đối nhau không ngừng nghỉ. Chống với chính quyền đảng cộng sản trong nước còn ít hơn là chống nhau giữa các phe nhóm đều cùng đòi tự do dân chủ ở hải ngoại. Nếu có về được thì lại làm gì? Chỉ đi thăm viếng cho vui rồi trở lại, theo công thức thông thường? Hoặc đi đến những nơi chưa được đến thời chiến tranh, như miền Bắc? Hoặc ăn uống những món khoái khẩu, chơi đùa các cuộc vui thích ý? Đó là những câu chuyện tôi vẫn thường có dịp nghe thấy.

Tôi nghĩ đến lời cảm ơn d

ành cho các vị diễn giả. Tôi nói với giáo sư Lưu Trung Khảo là tôi rất áy náy khi phải làm phiền quý thầy vất vả, đọc sách, viết bài phê bình, phát biểu vân vân... Giáo sư Khảo nói, đó là việc chung, ông khuyên tôi đừng tự trách mình.

Chiều hôm qua, tôi cùng Liên đi nghe thầy Nhất Hạnh nói chuyện tại Valley High ở Fountain Valley. Trên đường đi, tôi nghe trên radio nói về vụ đồng bào chống đối băng Video Thúy Nga Paris làm đoạn băng có lợi cho cộng sản sao đó. Họ chống đối cả nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn vì viết bài. Ông Tô Văn Lai xin lỗi và hứa sửa lại, ai mua băng của ông đem lại đổi. Qua chương trình phát thanh, không khí có vẻ sôi sục lắm, nghe nói họ đang biểu tình, và ông Đỗ Sơn sắp trực tiếp truyền thanh. Nghe nói, từ hôm có việc chống đối, băng “Mẹ” của Thúy Nga bắn đắc kinh khủng, vì ai cũng muốn xem cho biết.

Lúc chúng tôi đến nơi th

ì hội trường 1500 chỗ ngồi đã gần chật hết, chỉ trừ hai hàng ghế đầu dành cho tăng ni còn trống trơn.

Khởi đầu, thầy Nhất Hạnh ngồi tr

ên một bục nhỏ đặt ở giữa sân khấu, trước mặt là một chiếc bàn nhỏ phủ khăn sa tanh vàng. Kề bên mặt là một chuông lớn, bên trái một giỏ hoa lớn cắm theo lối Nhật bản đơn sơ nhẹ nhàng. Bên mặt, là chư ni mặc áo nâu, đầu đội khăn nâu cột túm phía sau. Bên trái, là chư tăng cũng mặc áo nâu.

Tay thầy Nhất Hạnh cầm một chày lớn. Thỉnh thoảng thầy đánh vào chuông. Thầy đánh một tiếng chuông, vị sư người ngoại quốc đọc một câu kinh bằng tiếng Anh, một vị sư trẻ người Việt đọc câu kinh tiếng Việt. Xong, tất cả niệm “Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm” với giọng lên xuống trầm bổng ngâm nga, trong tiếng chuông, và tiếng gõ đệm của một vị tăng cầm chiếc mõ nhỏ trên tay.

Các thầy niệm xong, đến các cô d

ùng âm ba trong cổ ngân lên cao vút một hồi, xong mới bắt đầu niệm. Hầu hết trong hội trường đồng chấp tay niệm theo. Một em bé lên ba ngồi kề bên tôi, cũng đọc theo ba chữ cuối “Quan Thế Âm... Quan Thế Âm...” Cô bé mắc cỡ, cứ liếc mắt nhìn tôi.

Sau một hồi niệm Quan Thế Âm Bồ tát, thầy Nhất Hạnh bắt đầu nói chuyện.

Thầy nói, chuyến đi n

ày thầy rất vui vẻ và hạnh phúc, vì có 34 thầy cô đi theo tiếp thầy. Bên làng Mai còn lại 60 người, trong đó có 40 người xuất gia, và 20 cư sĩ. Theo thầy, trong hai tháng này, thầy có dịp cung hiến cho 25 ngàn người Việt Nam và Mỹ, trong đó có mấy ngàn người Mỹ.

Thầy Nhất Hạnh cho biết vừa trải qua năm ng

ày hạnh phúc tại Seely, có hàng trăm người trẻ tuổi. Thầy đã giảng bằng tiếng Anh cho các cháu trẻ, tiếng Việt cho người lớn. Nhiều gia đình đã hòa giải được với nhau. Có cha và con ôm nhau lần đầu tiên, để thiết lập tình cha con.

Thầy Nhất Hạnh nói, nhờ có đông

thầy cô, nên những người tu học có được nhiều người để tiếp xúc trực tiếp, và quý thầy có dịp đem tuệ giác của mình ra giúp đời.

Vào chiều nay, sau khi giảng, thầy sẽ đi Santa Barbara để hướng dẫn khóa tu cho 1200 người Mỹ. Đại học này có nhiều cư xá cho sinh viên, nên tiện việc mở khóa tu. Thầy nói, nếu ai có con không hiểu tiếng Việt, có thể ghi danh cho con học, thầy bớt 50% chi phí.

Sau đó, thầy sẽ có một khóa tu cho người Việt Nam ở Bắc Cali; rồi tại Spirit Rock cho 1200 người Mỹ; ở đại học Berkeley thầy sẽ tiếp xúc với 4000 thính chúng Mỹ. Rồi thầy lại có một khóa tu cho Việt Nam ở Sagatora từ 16 đến 20-9-97; tại Kim Sơn từ 23-9-97. Thầy sẽ nói chuyện về “Sự chuyển hóa phiền giận để đem lại an vui” ở Civic Auditorium ở San Jose. Sau đó, thầy đi New Yor

k. Và cuối cùng là nói chuyện cùng các bác sĩ trị liệu tâm thần tại Florida trước khi về Pháp.

Thầy nói, mùa hè này ở Mai Thôn đạo tràng có 1500 người đến ăn mừng năm thứ 15. Thầy giới thiệu tập nhạc “Những Giọt Không” với 120 bài nhạc Thiền do quý thầy cô và đại chúng Làng Mai sáng tác, và nhạc sĩ Anh Việt phổ nhạc nhiều bài thơ của Làng Mai. Thầy bảo, hãng Sound True của Hoa kỳ có xuất bản hai CD các bài hát của đạo tràng Mai Hoa thôn.

Trước khi vào bài giảng, thầy có nhắc đến buổi trình diễn "thơ nhạc thiền” với chủ đề “Trở về Quê hương Đích thực" của tăng ni đoàn Làng Mai, có sự bảo trợ của Khóm Hồng, Nụ Hồng, và các thiền sinh Nam Cali Hoa kỳ, tại trung tâm Văn hóa Nhật bản vào 4-10-97.

Tờ truyền đơn phát nơi cửa v

ào có nhiều hình ảnh của rất đông chư tăng ni Làng Mai đang đọc kinh hoặc hát trong hội trường hoặc ngoài sân vườn. Những câu quảng cáo về đại hội này như sau:

“Tham dự Buổi Thơ Nhạc Thiền để thấy tận mắt một tăng đo

àn ưu tú, tươi vui gồm hơn 30 sư cô, sư chú phần lớn đã tốt nghiệp đại học tại các quốc gia Âu, Mỹ trong các bài ca mang đầy sức sống, khác hẳn các đại nhạc hội sầu muộn của đời thường.”

"Tham dự Buổi Thơ Nhạc Thiền còn là cơ hội để chúng ta sinh hoạt với tăng đoàn tươi trẻ này, để nghe họ nói về những cơ duyên, hạnh ngộ nào đã khiến họ vui vẻ giã từ cuộc sống đầy đủ của đời thường để khép mình vào cuộc sống đơn giản của một vị tu sĩ.”

“Tham dự Buổi Thơ Nhạc Thiền để thấy mình vừa hân hoan, vừa hãnh diện trước các vị tăng ni người Âu Mỹ xướng tụng rất hay các bài kinh bằng tiếng Việt."

Trong thời pháp, thầy Nhất Hạnh nhắc lại một câu chuyện mà Đức Thế Tôn từng kể lại cho chư đệ tử.

Sư tử mẹ mang thai nhưng phải tự chăm sóc và đi săn nuôi thân và con trong bụng, vì sư tử cha đã bị bắn chết. Khi cố gắng nhảy qua thung lũng để bắt nai, thì sư tử con từ bụng mẹ rớt xuống hố sâu. Sư tử con được khỉ mẹ mang về nuôi, và dạy tiếng khỉ cũng như cách chuyền cây ăn trái.

Một thời gian sau, khi sư tử mẹ gặp lại con thì mừng rỡ, nhưng sư tử con không chấp nhận mẹ, và cho mình là loài khỉ. Sư tử mẹ buồn bã và suy nghĩ tìm biện pháp để chinh phục lại con mình. Sư tử mẹ tìm con và xin lỗi, vì đã gọi con bằng sư tử, và khen con là "khỉ đẹp” rồi xin phép ngồi trò chuyện cùng con. Đến đây, thầy nhắc đến khả năng xin lỗi con của một người mẹ.

Sư tử con chấp nhận, làm bạn với sư tử mẹ. Lần thứ nhì đi chơi, sư tử mẹ dắt con đến một dòng suối, và cả hai nhìn xuống mặt nước phản chiếu. Sư tử mẹ vẽ một vòng tròn, thì sư tử con cũng thấy hình sư tử trong nước vẽ một vòng tròn. Khi le lưỡi thì hình trong nước cũng le lưỡi. Sư tử mẹ nói với sư tử con, đó là nó. Rồi bảo sư tử con cũng làm y như thế, trong nước, hình ảnh sư tử con giống sư tử mẹ hiện lên như vậy. Rồi sư tử gầm, đứa con cũng gầm được theo. Sư tử mẹ nhảy vọt, sư tử con cũng nhảy vọt. Từ đó thì hai mẹ con có nhau. Sư tử mẹ bắt đầu dạy con săn mồi, cách giữ gìn lãnh thổ, suy tư, diễn bày khác với loài khỉ. Sau một thời gian thì sư tử mẹ và sư tử con giống nhau từ hình thức đến nội dung.

Thầy Nhất Hạnh giảng:

"Con chúng ta giống ta về hình thức, nhưng nó học ở nước ngoài, nên cách suy nghĩ và hành xử của nó không giống người Việt Nam. Ta luôn luôn mơ ước giúp con ta trở về truyền thống Việt Nam."

Thầy kể tiếp: Sau khi sư tử con trở nên sư tử thật, nó nhớ đến gia đình khỉ từng nuôi dưỡng nó. Nó nói, gia đình khỉ cũng có nhiều cái hay, và xin phép mẹ về thăm. Lúc đầu, sư tử mẹ sợ mất con, nhưng sau đó nghĩ rằng, nếu bắt ép nó bỏ gia đình khỉ thì nó sẽ giận và bỏ mình, nên bằng lòng cho con trở về thăm gia đình khỉ. Thế là sư tử con có điều lợi là hưởng được gia tài của loài sư tử, và khả năng cùng sự nhanh nhẹn của loài khỉ.

Thầy khuyên, mọi người nên dành thì giờ để thiết lập lại tình cha mẹ với các con. Thầy nói:

"Chúng ta có lỗi. Chúng ta nên tắt bớt tivi, tắt bớt phim chưởng để có những giây phút với con mình. Một điều nữa, là chúng ta đã đánh mất truyền thông để trao truyền văn hóa với con, dù nhiều người nói được tiếng Anh, và ở chung với con trong một mái nhà."

Thầy kể chuyện, một cậu mười sáu tuổi để lại bức thư tuyệt mạng rồi nhảy xuống sông tự tử, v

ì ba cậu nói cậu không làm được như đứa con nhà hàng xóm.

Một ông khác không nói chuyện với con mấy tháng, sau khi nghe thầy giảng, dọc đường đ

ã khóc trên xe, và về nhà ôm con mình, thiết lập lại truyền thông.

Thầy nói đến “Thiền Ôm” ở L

àng Mai. Sau khi buổi lễ cúng tổ tiên, anh em ôm nhau, vì anh em là sự tiếp nối của cha mẹ, ôm nhau để tha thứ cho nhau những giận hờn trong quá khứ. Thiền sinh qua Làng Mai thuộc hai mươi quốc gia khác nhau, họ cũng lạy tổ tiên, và gọi cử chỉ lạy là "touching the earth" (chạm đất), rồi ôm nhau.

Thầy Nhất Hạnh nói: "Không nói chuyện với con là mất con. Chúng ta lễ bái Đức Quan Thế Âm, vì Ngài có khả năng lắng nghe những đau thương của cuộc đời để hiểu và chấp nhận. Nếu có người lắng nghe thì mình sẽ vơi đau khổ phần nào. Mình chỉ thật sự thương khi thấu hiểu được những ước vọng thầm kín của vợ hay chồng. Cái Hiểu luôn luôn đi trước, và làm chất liệu cho tình thương, nếu không thì Thương chỉ là mê si hay chiếm hữu. Bi có nghĩa là Thương, và Trí là Hiểu. Nếu Thương thật sự là đã Hiểu rồi, và chúng ta nên phát triển sự Hiểu biết".

Thầy giảng tiếp, “Chúng ta có hạt giống thương con, nhưng có những đứa con cho rằng chúng ta không thương nó. V

ì thế, chúng ta nên có thì giờ và thực tập lắng nghe (Bi thính) và sử dụng dung từ hòa ái. Chúng ta nên lắng nghe với lòng từ bi để người kia bớt khổ, nhẹ bớt tâm tư, dù cho họ nói sai lạc, mình cũng vẫn lắng nghe. Và muốn lắng nghe, phải biết thở. Chúng ta không cần đánh đuổi, đàn áp cái giận. Khi biết cái giận, thì ra sẽ không làm cho nó bùng nổ.

Thầy nói, "Thở vào tâm tĩnh lặng; Thở ra miệng mỉm cười. Nếu không ở trong chánh niệm thì không tập điều khác được. Nếu không thở trong chánh niệm, thì từ bi mất, và sự tức giận trào lên."

Thầy nói đến “Lục Ba La Mật l

à sáu chiếc bè. Khi khổ đau, chúng ta đừng chịu chết với sự đau khổ, mà phải vượt sự đau buồn để qua bờ tha thứ, thảnh thơi, hòa giải, và tỉnh thức".

Thầy Nhất Hạnh nhắc rằng, "Đức Thế Tôn nói chúng ta có thể sống hạnh phúc trong hiện tại." Đó là Hiện Pháp Lạc Trú. Hiện pháp là bây giờ; Lạc trú là hạnh phúc an lạc. Thầy nói, tại Làng Mai có 70 người, nhưng ai cũng thực tập, nên ai cũng sống trong an lạc. Mọi người đều sống đạm bạc, mỗi tháng chỉ chi dùng 300 mỹ kim mà cũng đủ hạnh phúc.

Thầy khuyên mỗi người nên về nhà lấy cây bút ra, viết hết những điều kiện hạnh phúc xuống, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên, vì đã có hạnh phúc quá nhiều. Chúng ta sẽ tự hỏi, tại sao trước kia chúng ta không thấy?

Để chấm dứt buổi nói chuyện, thầy Nhất Hạnh giới thiệu các thầy cô hát bài "Tiễn Nhau" của thầy viết, do nhạc sĩ Anh Việt phổ nhạc.

“Con đ

ã đi tìm Thế Tôn từ ngày còn ấu thơ

“Con đ

ã nghe tiếng gọi của Thế Tôn từ ngày biết thở..."

Ra mắt sách Hồn Thiêng Dân Tộc

2-9-97 - 6:45 giờ sáng

Hôm qua Lễ Lao động, T

ài được một ngày nghỉ. Anh đưa tôi đi ăn ở khu Little Saigon, đi rửa hình, và giao bài cho các báo. Tôi viết bài phóng sự về thầy Nhất Hạnh. Hình thầy chụp ở hội trường thiếu ánh sáng nên bị mờ, phải rửa lại. Tôi lấy thêm bức ảnh chụp thầy đang cầm quyển “Teaching Love” đưa trước ngực, chụp ở Camp Seely.

Truyền hình Mỹ suốt hôm qua chiếu về công nương Diana, dù cô mất đã hai hôm. Hoàng gia Anh không làm quốc táng, vì cô không còn là Công chúa của Hoàng gia Anh. Cô chỉ là "Princess of People", Công chúa của Quần chúng mà thôi.

Tôi nghĩ chắc Diana sẽ vui hơn khi làm Công chúa của Quần chúng, chứ có vui gì khi làm Công chúa của Hoàng gia cứng nhắc, khô cằn, kiến chấp, như nét mặt lạnh nhạt của Nữ hoàng Anh quốc. Người ta mang hoa đến tưởng niệm Diana ngập tràn trước cung điện, và các sứ quán Anh.

Đài truyền hình Việt Little Saigon thì chiếu cuộc phỏng vấn cô Hoa hậu Áo dài và hai Á hậu. Hoa hậu Caroline đã ra trường và học năm thứ hai dược ở San Francisco. Cả ba cô đều nói tiếng Việt khá thạo. Nửa giờ còn lại, chiếu cảnh biểu tình trước trung tâm Thúy Nga. Nhiều bà, nhiều ông giận dữ chà đạp băng Thúy Nga dưới đất tơi bời.

Theo bài báo của bà Thanh Hiền đăng trên Người Việt thì trong băng có những đoạn chiến tranh chết chóc với máy bay Mỹ của phe Việt Nam Cộng hòa, mà không thấy của phe cộng sản Bắc Việt. Còn có một hoạt cảnh “Bông lúa đỏ” rất lộ liễu. Con chim bồ câu trắng rắc hột lúa đỏ mọc lên rất xum xuê tươi tốt. Một em bé Việt nhổ lên phân phát cho từng người dân Việt. Em trao cho một người nông dân chở tượng Phật Bà trên xe thổ mộ, rồi em trao cho hai nông dân đang vác thập tự giá. Người tín đồ đặt thập tự giá xuống đất và giơ tay đón bông lúa đỏ một cách kính cẩn...

Mấy hôm nay, giới truyền thông Mỹ lên án chính họ. Chủ báo National Enquirer lên truyền hình kêu gọi tẩy chai các tay săn tin paparaỡi rượt đuổi khiến gây tai nạn chết công nương Diana. Báo này đã đưa ra bao nhiêu hình ảnh và các mẩu chuyện xì căng đan lên báo họ, trong đó có rất nhiều chuyện về chính công nương Diana. Họ bỏ rất nhiều tiền để thuê các tay paparẵzi này, trả giá cao để mua các bức ảnh giật gân.

5-9-97

Suốt mấy tuần nay tôi cứ suy nghĩ liên miên về việc thành lập Trung tâm Sinh hoạt Thanh niên. Tôi cứ say mê nói hết cho người này đến người khác nghe. Thu và Đức phải nghe đến mấy lần. Rồi Cúc, Liên, Nguyễn Đức Quang, Vũ Ánh, Đỗ Quý Toàn, Phương Dung vân vân... Hôm qua tôi còn dặn chị Bích Hà trong chương trình phỏng vấn trên đài phát thanh nhớ đặt câu hỏi về ước mơ của tôi nữa.

Người bị ảnh hưởng nặng nhất là Tài. Thật ra đó cũng là niềm mơ ước lâu nay của anh.

Năm nay đến tháng 9 rồi

mà trời còn nóng một cách lạ kỳ. Cộng đồng cũng nóng bỏng xôn xao với bao nhiêu chuyện dồn dập đến. Chuyện tranh đấu của đồng bào Thái Bình, nay đã lôi kéo đến các cộng đồng miền Bắc Cali, thủ đô Hoa thịnh đốn xuống đường. Cuối tuần này, vào lúc 11:00 giờ sáng, đồng bào biểu tình ngay tại đường Bolsa gần nhật báo Người Việt, đúng nơi tôi đã chọn ra mắt sách Hồn Thiêng Dân Tộc.

Mấy tuần trước, cựu hoàng Bảo Đại vừa từ trần, vào ngày 31-7-1997 tại Paris, hưởng thọ 83 tuổi. Tôi có xem cuộn băng video của cựu ký giả truyền hình ở Việt Nam Mai Năng Quân thực hiện, thu lại hình ảnh cựu hoàng trong buổi tiệc chúc thọ ở Pháp. Lúc đó bà Monique còn đẹp và gầy hơn khi bà qua Mỹ.

Báo Người Việt lên hình cựu hoàng trên trang nhất ngày 2-8-97, và có hình ảnh buổi lễ cầu nguyện cho ông tại Thánh thất Cao Đài Châu đạo California, và tại Trung tâm Công giáo vào 17-8-97. Tại Hội quán Phật giáo Hòa Hảo trước đó cũng có một buổi lễ cầu siêu cho cựu hoàng.

Mấy năm trước đây, tu sĩ Thái H

òa có phổ biến một lá thư đề ngày 20-5-1995, gởi cho cựu hoàng Bảo Đại và hoàng thân Bửu Chánh, chủ tịch Liên minh Quân chủ Lập hiến Việt Nam. Ông yêu cầu "cựu hoàng Bảo Đại thu hồi quyển hồi ký "Con Rồng Việt Nam", điều chỉnh hay bỏ hẳn phần nói về “Giáo phái Hòa Hảo" mà nội dung có ý xúc phạm nặng nề đến Đức Huỳnh Giáo chủ, xuyên tạc trắng trợn lịch sử của đoàn thể và nền đạo PGHH”

Trích đoạn nội dung bức thư như sau:

"Tuyên ngôn Tuyên cáo của Liên Minh Quân Chủ Lập Hiến Việt Nam và bài phỏng vấn Hoàng thân Bửu Chánh, chủ tịch Liên Minh. Các tài liệu này cho biết, Hoàng Thân đã nhận lãnh sứ mệnh từ Cựu hoàng và Hoàng tộc triều Nguyễn, đưa ra giải pháp chánh trị khả dĩ quang phục quê hương, giải trừ cộng sản, nhằm đem lại tự do và phồn thịnh cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Để đạt được mục đích, Liên Minh Quân Chủ Việt Nam kêu gọi sự Đại Đoàn Kết của toàn thể Đồng bào, các Đoàn thể Quốc gia ở trong nước và hải ngoại ủng hộ tiếp tay trong mọi hoạt động của Liên Minh.

"Đại khối Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo từ hơn nửa thế kỷ nay vẫn một lòng trung kiên giữ Đạo chờ Thầy, đã nỗ lực tranh đấu qua nhiều lãnh vực, hầu sớm có ngày trở về quê hương, tái phục hoạt hệ thống Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã bị bọn cộng sản Việt Nam triệt tiêu toàn bộ từ sau ngày 30-4-1975. Chúng cũng đã và đang dùng mọi thủ đoạn từng bước thi hành âm mưu xóa bỏ hẳn nền Đạo Phật giáo Hòa Hảo ở trong nước lẫn hải ngoại. Do vậy chúng tôi luôn tán thành Đại Đoàn Kết của bất cứ tổ chức đấu tranh chân chính nào của Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại họp cùng đồng bào trong nước, tạo nên sức mạnh vô địch, sớm đánh đổ chế độ cộng sản vô thần.

"Để cụ thể hóa lời kêu gọi Đại Đoàn Kết đó của Liên Minh Quân Chủ Việt Nam, Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo Hải ngoại, thay mặt cho toàn thể các cấp trị sự viên và tín đồ yêu cầu Cựu Hoàng Bảo Đại (qua Liên Minh Quân Chủ Việt Nam) xem lại tác phẩm "Con Rồng Việt Nam" phần nói về "Giáo Phái Hòa Hảo" từ trang 368 đến trang 370, đã xúc phạm nặng nề đến vị Giáo chủ của Tôn giáo có nhiều triệu tín đồ tôn kính, và hiện nay cả thế giới đều biết đến. Trong đoạn văn đã xuyên tạc trắng trợn lịch sử của Đoàn Thể và Nền Đạo Phật giáo Hòa Hảo".

Kèm theo lá thư là mấy trang sách số 368, 369 và 370. Cựu hoàng viết rằng, Đức Thầy là một nông dân lập đạo vào năm 1939, và bị bệnh "nan y". Đức Thầy vì bệnh nên ở với ông Đạo và ông dạy Thầy về "thuật phù thủy, thôi miên, cũng như về châm cứu..."

Trong quyển hồi ký, cựu hoàng nói về cuộc đời hầu hết sống cùng người Pháp và chịu nền giáo dục của Pháp từ khi còn nhỏ. Dĩ nhiên, nhiều tài liệu của ông cũng do người Pháp cung cấp. Hồi ký của một cựu lãnh đạo quốc gia, ít nhiều cũng là một nguồn tài liệu lịch sử, thật đáng tiếc nếu người viết không tìm hiểu kỹ, và phản ánh trung thực.

Mấy hôm nay, giới cầm bút, nhà văn nhà báo hải ngoại, truyền miệng nhau, lo âu về sự sắp ra đi của nhà văn Mai Thảo. Hôm qua, sau khi Phương Dung và tôi họp ở chùa A Di Đà với cô Như Ngọc, chị Bích Hà, để chuẩn bị buổi ra mắt sách, chúng tôi đến bệnh viện Fountain Valley thăm ông. Tôi nghe nói họ định rút máy thở và ống chuyền thức ăn cho ông, nhưng gia đình yêu cầu chờ đợi người em của ông từ xa về.

Tôi nhớ có lần tôi cùng Hồng Liên đến thăm, ông Mai Thảo lúc đó cũng vừa từ bệnh viện ra, ông mô tả các thức ăn của miền Tây rất thú vị, vừa nói vừa diễn tả. Ông rất thích người làng Hòa Hảo, hiền lành, chất phác và hiếu khách. Ông hứa với tôi sẽ viết bài cho Đuốc Từ Bi và PGHH. Lúc đó ông còn có sức, chưa giao báo Văn cho anh Nguyễn Xuân Hoàng. Hôm qua, khi tôi gởi tiền quảng cáo Hồn Thiêng Dân Tộc để yểm trợ báo Văn, anh Hoàng nói, khi vào nằm bệnh viện, ông Mai Thảo đã kề sát tai anh hỏi về tình hình báo, "Vẫn còn sống được không em?”

Cái chết và đám tang của công nương Diana khiến cho thế giới càng chú ý và giận tính chất "phớt tỉnh ăng-lê" của Hoàng gia Anh, nhất là nữ hoàng Elizabeth II. Sau khi thái tử Charles đưa xác công nương Diana xong về là đi luôn qua nhà nghỉ mát ở Ái nhĩ lan. Hai đứa con chưa được đến thăm xác mẹ. Dân chúng giận về thái độ của hoàng gia đối với công nương Diana, nên đòi hỏi họ phát biểu một điều gì. Báo chí lên trang nhất bên Anh quốc như sau:

"Show us you care" (Cho chúng tôi thấy sự quan tâm của quý vị)

“We suffer, speak to us Mam” (Chúng tôi đau khổ, b

à hãy nói chuyện cùng chúng tôi).

Đến hôm nay vẫn có người xếp hàng ghi cảm nghĩ của họ lên sách lưu niệm cho Diana. Trên mạng lưới toàn cầu có cả trăm ngàn điện tử thư gởi cho hoàng gia Anh. Đài truyền hình Mỹ thông báo sẽ có trực tiếp truyền hình về đám tang của Diana.

7-9-97

Sáng nay, các con tôi thức sớm để lo chở nước ngọt v

à trái cây đến phòng sinh hoạt báo Người Việt cho buổi ra mắt sách, trước khi cảnh sát chận đường, vì hôm nay cũng là ngày biểu tình hỗ trợ đồng bào trong nước bị đàn áp tại hai tỉnh Thái Bình - Xuân Lộc.

Chúng tôi cũng biết trước sự trùng hợp đó, nhưng cảm thấy ra mắt Hồn Thiêng Dân Tộc trong giờ phút này càng có ý nghĩa, và vẫn tiếp tục tiến hành.

Căn ph

òng chứa khoảng 250 ghế, hôm nay chỉ đầy hơn phân nửa, còn nhiều ghế trống. Những khuôn mặt quen thuộc vẫn tiếp tục hỗ trợ tôi, kể từ khi ba mất. Từ các đại diện tôn giáo lẫn báo chí, họ luôn có mặt trong bất kỳ buổi lễ Đạo nào, cho đến các buổi ra mắt sách của ba và của tôi. Dù trở ngại biểu tình bên ngoài, có rất nhiều đại diện các hội đoàn bảo trợ hiện diện: Trung tâm Văn hóa Phật giáo Huệ Quang, Ban trị sự Giáo hội PGHH Nam Cali, Hội Ái hữu Cựu Giáo chức, Hội Văn học Việt Mỹ, Đài Phát thanh VNCR, Little Saigon Radio, Radio Bolsa, nhật báo Người Việt, Việt Báo Kinh Tế, nguyệt san Hồn Việt, Đuốc Từ Bi...

Thượng tọa Thích Minh Dung, trưởng ban điều h

ành của Hội đồng Hợp tác các Tôn giáo Việt Nam tại Hoa kỳ phát biểu, "Nữ sĩ Nguyễn Huỳnh Mai, qua tác phẩm Hồn Thiêng Dân Tộc, bà đã nói lên hai kinh nghiệm quý báu. Một là tư duy về một người Việt Nam, hai là thực tập để trở nên một người Việt Nam." Theo Thượng tọa, nữ ký giả Nguyễn Huỳnh Mai, qua tác phẩm mới nhất, đã vừa chia sẻ, vừa cống hiến một Sinh Lộ Quay Về.

Thượng tọa cho rằng, "Hồn Thiêng Dân Tộc không phải chỉ riêng trú ngụ nơi dãy đất hình chữ S bên kia bán cầu. Hồn Thiêng Dân Tộc lưu lộ trong mỗi người dân Việt. Nếu trong đời sống của chúng ta, chúng ta không biểu lộ được mình là một người Việt Nam thật sự, thì chính tự thân mình đang dày xéo Hồn Thiêng Đất Nước. Chúng ta phải thức giác rằng sự bất nhị giữa tự thân chúng ta và Đất Nước Dân Tộc.

Giáo sư Lưu Trung Khảo, chủ tịch Hội Ái hữu Cựu Giáo chức, cho rằng trong khi Cô bé làng Hòa Hảo là một nhật ký với lời văn trong sáng, nhẹ nhàng, đầy tình cảm, đi thẳng vào tâm hồn người đọc, thì Hồn Thiêng Dân Tộc là tập hợp một số suy nghiệm và quán chiếu của tác giả thuộc tư tưởng và tâm linh.

Ngoài ra, ông cho rằng phần phụ lục là những tài liệu rất trân quý đối với những người thiết tha với đất nước, bao gồm những chứng tích lịch sử rất cần thiết cho các nhà viết sử sau này về sự hình thành của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, sự đày đọa áp bức mà CS đã thi hành đối với tôn giáo tại quê nhà.

Giáo sư Nguyễn Thành Long, trưởng ban chỉ đạo Hội đồng Hợp tác Tôn giáo Việt Nam tại Hoa kỳ, phát biểu: “Cùng với lòng mộ đạo, người đọc còn tìm thấy ở Nguyễn Huỳnh Mai một tinh thần quốc gia dân tộc vững chắc, một tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Tác giả đã chọn cho mình con đường Văn Hóa Dân Tộc, con đường nhằm đưa dân tộc đi đến sự trường tồn mà không một chính sách nào, dù tan độc đến đâu, cũng không tàn phá nổi."

Sau phần phát biểu của Huỳnh Lương Thiện, giám đốc nhà xuất bản Mõ Làng, đến lượt tôi được tâm sự cùng những khuôn mặt thân quen quý mến:

“Trong cuộc đời tôi, có hai điều quan trọng.

Điều thứ nhất là tôi hết sức may mắn được sanh ra và sống những ngày thơ ấu êm đềm và hạnh phúc nơi quê nhà, ở làng Hòa Hảo, mặc dù lúc đó miền Nam chúng ta đang có chiến tranh. Điều quan trọng thứ nhì là sự kém may mắn của tôi khi phải theo cha mẹ qua Cao miên sống, và sau năm 1975 lại phải ly hương lần thứ nhì. Thời gian tôi sống ở nước ngoài lâu hơn khoảng thời gian sống tại quê hương mình.

"Và cũng chính nhờ hai điều may mắn và kém may mắn đó, lại giúp tôi có một tình yêu quê hương sâu đậm, vì những hình ảnh thân thương mộc mạc của quê hương càng ngày càng được tô đậm, và khi bị xa rời quê hương đất nước càng lâu thì tình cảm đó lại càng mãnh liệt hơn."

Sau phần giải lao là buổi hội luận Phụ nữ Việt Nam tại Hải ngoại và đời sống tu học, với sự điều hợp duyên dáng khéo léo của chị Thái Hà, cùng ni sư Thích Nữ Như Ngọc, cư sĩ Phương Dung, và Nguyễn Huỳnh Mai.

Các tham luận viên viên cùng chia sẻ những lợi lạc của sự tu học nhằm giúp cho đời sống đầy khó khăn tại hải ngoại được hạnh phúc hài hòa hơn. Các diễn giả đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của niềm tin vào Đấng Thiêng Liêng trong cuộc sống của con người.

Người làm tôi xúc động nhất là mẹ. Mẹ cố gắng cười vui và vỗ tay thật to để khuyến khích tôi, khiến tim tôi se thắt lại. Tôi cầu nguyện Ơn Trên phù hộ cho mẹ trường thọ để bước đi tôi vững chắc, mạnh mẽ hơn. Mong những buổi ra mắt các quyển sách sắp tới, sẽ luôn có mặt mẹ, các quyển Lên Đường, Trở Về, vân vân...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 2024
01 Tháng Tư 2007
01 Tháng Ba 2007
01 Tháng Giêng 2007
1,863,880