Suy niệm sau lễ Đức Thầy Thọ Nạn

13 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 29338)
Suy niệm sau lễ Đức Thầy Thọ Nạn

21-4-96

Cả tháng này lòng tôi cứ hay xúc động bâng khuâng, như cứ muốn rơi nước mắt, nhất là những buổi đi dự lễ đạo. Hôm ngày sinh nhật, tức ngày 11-4-96, tôi đưa mẹ đi San Jose, thì lại đúng ngày Đức Thầy Thọ Nạn, mẹ ăn chay cầu nguyện. Năm nào đến ngày này các tín đồ thuần thành đều không vui. Nhưng đặc biệt năm nay sao tôi buồn quá.

Hôm qua tôi đọc quyển The Tao & the Tree of Life (Đạo và Sinh Thụ) của Eric Steven Yudelove. Ông so sánh đạo Kaballah của Do thái với đạo Lão. Tôi đọc đến một đoạn trong chương 3 “The Structure of the Universe” thì bỗng ôm mặt khóc nức nở vì quá xúc động. Tôi chép lại đoạn này (trang 21 và 22):

"After experiencing God as the Ultimate Source of all things, why would the seeker want to come back anyway? In Tales Of Power, the fourth book in Carlos Castenada’s story of the teachings of a Mexican Indian shaman named Don Juan, we see that this tradition of the unknown and its danger was well known in the shamanic tradition. Don Juan tells his student Carlos that only a few seekers survive the encounter with the unknown. This is because the "unknown", or Nagual is so enticing that it is almost impossible to return to the "real" world, the Tonal, where there is noise, pain, and order. In either case, the decision to return is made by something within us that Don Juan referred to as our Will. There is no way of knowing in advance what the outcome will be; to remain in the unknown or return to Earth.

Returning to Earth carries great responsibility. The shaman will receive a task which he must dedicate his life to performing impeccable. He must gain patience and freedom from anxiety or carelessness or he’ll be cut down mercilessly by the sharpshooters from the unknown.

A Jewish Kabbalist who was able to return from the Ein Soph was generally referred to as a saint. Humility seems to be one result inherent to the Kabbalist, Taoist, and Shaman who truly encounters the unknown and returns. His or her life is changed forever. "He is the same yet different" is a Taoist description of this change.

(Sau khi có kinh nghiệm Thượng đế là Nguồn Tối thượng của vạn vật, tại sao người tìm đến còn muốn trở lại nữa? Trong Câu chuyện về Quyền năng, quyển thứ tư trong chuyện của Carlos Castenada về các điều giảng dạy của một thầy phù thủy Mễ Da đỏ tên Don Juan, chúng ta thấy truyền thống về hư không và sự hiểm nguy của nó cũng được hiểu biết trong truyền thống của phù thủy da đỏ shaman. Don Juan dạy đồ đệ tên Carlos rằng chỉ có vài người đi tìm chịu đựng nổi sự tiếp xúc cùng hư không. Chỉ vì "hư không", còn gọi là Nagual, quá cuốn hút đến đỗi không thể trở lại cùng thế giới "thực tại" hay Tonal, nơi chốn của âm thanh, khổ đau, và trật tự. Trong bất kỳ trường hợp nào, quyết định quay về đều được thực hiện bởi một thứ bên trong chúng ta mà Don Juan nhắc đến như là Ý chí. Không có cách để biết trước chuyện gì sẽ đến; để ở lại trong hư không hoặc trở về cùng trái đất.

Trở về cùng trái đất mang theo một trọng trách. Người shaman sẽ nhận nhiệm vụ tận hiến cuộc đời để thực hiện không sai sót. Ông phải kiên nhẫn và tránh lo âu hoặc buông lung, bằng không sẽ bị cắt đứt không thương xót bằng những nhát chém bén nhạy của hư không.

Một người đạo Kabbalah của Do thái có thể trở lại từ Ein Soph thường được xem như một vị thánh. Khiêm cung có vẻ đến như hậu quả của một người Kabbalah, Lão hoặc Shaman thực sự gặp được và quay về từ hư không. Cuộc đời người đó vĩnh viễn đổi thay. “Người đó vẫn thế tuy nhiên lại khác" đó là mô tả của Lão giáo về sự đổi thay này.)

Ông Eric nói công thức của Kabbalah phối hợp bằng bốn chữ của Thượng đế. Bốn chữ đó là Yod (lửa), He (nước), Va (khí) và He (đất). Hai chữ He đầu và chữ He thứ nhì có hình dạng giống phân nửa hình vuông với hai nét hai bên nhạt, nét ngang phía trên đậm.

So với hình vẽ của The Taoist Tree of Life với 10 sephiroth của Kaballah thì thấy chữ He đầu là nước và là Netzach, sephiroth thứ bảy, có nghĩa là Victory. Ông nói: "Netzach represents the force filling creation. It is thought of as archetype for feeling and emotions" (trang 31). (Netzach tiêu biểu cho sự sáng tạo đầy quyền lực. Nó được nghĩ đến như là một mô thức của cảm giác và cảm xúc).

Chữ He thứ nhì trên đồ biểu đạo Lão là Earth (đất), tương đương với Malkuth, sephiroth cuối thứ mười có nghĩa là Kingdom, và là "physical universe, the world of all things, teh Earth" (vũ trụ vật chất, thế giới vạn vật, quả đất).

Ông vẽ Malkuth liên hệ thẳng lên Yesod, sephiroth số chín. Yesod là foundation "Yesod represents the concept of something below the surface, i.e. the Foundation of all things. It is the archetype of the unconscious and subconscious thinking that goes on below the surface of awareness. It also represents the force of sexuality in the universe" (trang 31). (Yesod tiêu biểu cho quan điểm về những gì nằm bên dưới, chẳng hạn như Nền tảng của vạn vật. Đó là mô thức của suy tư vô thức và tiềm thức nằm bên dưới sự hay biết. Nó còn tiêu biểu cho lực tính dục trong vũ trụ).

Trong bài giới thiệu Hồn Thiêng Dân Tộc, thầy Thiện viết đề tựa: “Đại nguyện Lên Đường và sự Cất Bước Lên Đường thực sự cách biệt nhau như bờ bên này và bờ bên kia. Hai bờ chỉ là một và không khác nhau, chỉ khi nào con cá trích hóa rồng". Mới đây, trên báo Người Việt có đăng bài "Chùa Pháp Vân khánh thành vườn Long Mẫu Viên", có một đoạn như sau:

"Cá hóa Long" là một câu chuyện thần thoại Việt, ngụ ý nói lên đức tính cần cù nhẫn nại của "cá chép", là một loài cá sống nhiều ở sông ngòi nước Việt. Cá này thịt rất ngon ngọt, bổ dưỡng.

Thần thoại kể rằng, Cá ham học và ưa nghe kinh kệ. Cá bơi lội theo Sư dùi mài kinh sử. Hàng năm, cứ đến mùa nước lớn, Cá tìm cách nhẩy qua ghềnh thác, vượt ngược giòng nước mà tìm về nguồn. Vượt được ba ghềnh thác lớn thì Cá hóa thành loài Rồng, bay bổng lên không trung!

Truyện miêu tả lòng thành chí quyết, để đi đến thành công. Chứng minh cho lòng thành đó có Mẹ Quán Thế Âm, lúc nào cũng đứng bên cạnh trợ phù."

Vậy là con "cá chép" này không biết vượt được mấy ghềnh thác mà chỉ biết muốn "chết" thôi. Tôi có vẻ quá ích kỷ.

Tôi chợt nhớ hôm thứ bảy tuần rồi khi làm thiện nguyện ở Trung tâm Agnews của những người tàn tật bẩm sinh, nơi Kim Lan làm cán bộ xã hội. Khi tôi đẩy em Alicia người Mỹ đen mù và câm điếc “đi xem” các người tàn tật khác thi đua “Vận động hội”, mùi hôi của em thỉnh thoảng xông vào mũi tôi. Tôi không dám nín thở. Chính nhờ mùi hôi đó giúp cho tôi có nghị lực tiếp tục sống và tự biết rằng mình phải sống và làm việc nhiều hơn nữa.

Tâm hồn tôi khi đó vượt không gian để trở về Việt Nam. Nhiều lần tôi cảm thấy xúc động dâng tràn, không biết vì Alicia, vì mấy trăm người tàn tật cùng "ra sân" hôm đó, hay vì hàng triệu người tàn tật, từ những đứa bé thơ cho đến các người già yếu, vì bẩm sinh hay vì chiến tranh Việt Nam và các chất hóa học do Mỹ rải xuống đất nước mình.

Tôi nghĩ đến các thương phế binh cộng sản nằm trần truồng đói lạnh ở trại Tân Kỳ, hình ảnh đăng trên phóng sự điều tra của Vương Trọng trong tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1988. Trại này mệnh danh là "Nhà chờ về nơi an nghỉ cuối cùng". Mùa đông miền Bắc có đêm rét dưới 8 độ, thương binh không quần áo chăn chiếu nằm ngủ trên bệ xi măng. Nhiều người la hét không phải vì bệnh điên mà vì rét quá không thể ngủ được (trang 7). Bài này tôi đã đăng trong phụ lục của Hồn Thiêng Dân Tộc.

Thương binh sống bẩn thỉu như con vật, ăn uống như con vật, còn bị xích tay vào với nhau. Họ còn bị nhốt nam lẫn nữ, nên có một cô gái bị mang thai (trang 7).

Thật khó thể tưởng tượng, "Cơm chỉ có một món canh rau muống. Tất cả cho vào một cái bát ô tô. Ai bẻ được que làm đũa thì và, ai không có đũa thì bốc. Nước uống chỉ nấu một thùng, thường chỉ đủ uống sau bữa ăn, còn giữa buổi, bệnh nhân khát chỉ có cách nhịn hoặc mò xuống suối uống nước lã" (trang 8).

Thương bệnh binh còn bị lợi dụng làm việc khổ sai, và bị chà đạp đánh đập một cách tàn nhẫn, thậm tệ, dã man. "Có phòng xích chung hai bệnh nhân (một nam một nữ) vào một xích. Năm sáu người không có quần áo trong khi trời giá rét. Họ ôm nhau nằm trên bệ láng xi măng, không có lửa để sưởi ấm.”

Đó là cách đối xử của người cộng sản đối với các đồng chí của họ, những người đã hy sinh một phần thân thể cho chính họ mà còn chịu vầy vò đến thế, thì thương binh Việt Nam Cộng hòa còn khổ đến mức nào?

Mỗi lần nghĩ đến các người cực cùng đau khổ đó, tôi thường thấy nỗi khổ lo buồn của mình không có ý nghĩa gì, và nhờ nơi họ, sức phấn đấu của tôi đã phục hồi lại.

Trong Bồ Tát Hành Kinh, tôi nhớ có đoạn thầy Thiện giảng: "Thí dụ mình bị mang ra giết, nhưng thay vì bị giết chỉ bị chặt tay, thì mình sẽ không thấy khổ mà còn mừng. Nếu như bỗng dưng bị đem ra chặt tay thì mình lại thấy khổ ghê gớm lắm."

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 2024
01 Tháng Tư 2007
01 Tháng Ba 2007
01 Tháng Giêng 2007
1,863,880