Lương tâm chức nghiệp

13 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 29704)
Lương tâm chức nghiệp

(Tham luận của Nguyễn Huỳnh Mai)

 

Vai trò báo chí tị nạn tại hải ngoại thật vô cùng quan trọng và cần thiết cho việc xây dựng lại Việt Nam. Hơn lúc nào hết người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ cần lên tiếng tranh đấu giải phóng đất nước khỏi chế độ vô thần đang đưa dân tộc đến họa suy vong.

 

Nhà báo đem sự chuyên nghiệp của mình để phục vụ lý tưởng dân tộc rồi nới rộng ra là phục vụ nhân loại đi đến sự an lạc hòa bình. Người viết báo phải có lương tâm, phải trung thực, không phục vụ chính mình hay phe nhóm, chế độ nào đi ngược lại với sự an lạc hạnh phúc con người. Phải luôn luôn ghi nhớ nhiệm vụ thiêng liêng của ngòi bút, của nghề nghiệp mình đã lựa chọn.

 

Chế độ độc tài chắc chắn sẽ thay đổi theo đà biến chuyển của toàn cầu, nhưng cũng đang vùng vẫy với đủ mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc hầu duy trì sự thống trị của họ. Người làm báo không thể lấy lý do chuyên nghiệp để tiếp tay cho những âm mưu ấy, bằng cách loan truyền những tin tức đi ngược lại quyền lợi của đồng bào, dân tộc.

 

Các cơ quan ngôn luận người Việt cần phải cổ xúy mạnh mẽ cho chế độ dân chủ tự do, cần hướng dẫn quần chúng biết thế nào là độc tài phi nhân, đi ngược lại quyền lợi dân tộc.

Trong nước có quá nhiều vấn đề phải được cấp thời cải tiến, sửa đổi, bổ khuyết về phương diện truyền thông, giáo dục, lẫn chính trị, kinh tế, xã hội. Người dân Việt Nam cần thu ngắn thời gian học hỏi qua các phương tiện truyền thông báo chí hầu theo kịp đà tiến hóa của nhân loại.

 

Người trong nước phải được phổ cập kiến thức văn minh nước ngoài. Người Việt hải ngoại cần hiểu biết hiện trạng của nước nhà, của người dân đang gặp những khó khăn gì, cần sự trợ giúp bên ngoài để cải tiến.

 

Muốn phục vụ đất nước, chúng ta phải hy sinh, chịu khó, kiên trì. Lịch sử Việt Nam cho thấy đã có biết bao tiền nhân hy sinh không những mạng sống mình, mà còn cả gia đình. Người ở hải ngoại không đói khổ, nếu phải hy sinh một chút sức lực và vật chất, có đáng là bao!

 

Lý tưởng của một nhà báo là gì khác hơn đem ngòi bút của mình phục vụ cho hạnh phúc nhân loại trong đó có đồng bào và quê hương mến yêu của mình.

 

Là những người may mắn vượt thoát được chế độ độc tài, được tự do no ấm ở hải ngoại, chúng ta có bổn phận đối với đồng bào khốn khổ trong các trại tị nạn. Dù không ở tù cải tạo hay là thuyền nhân dở sống dở chết trên mặt biển hoặc chịu đắng cay qua màn lưới thanh lọc, chỉ với tình nhân loại, nghĩa đồng bào, chúng ta đã có thể cảm nhận được trọn nỗi đau khổ đó.

 

Máu chảy ruột mềm, nếu không muốn giúp người tị nạn thì cũng xin đừng chặt đứt cây cầu của họ, bằng cách tiếp tay hỗ trợ cho việc chụp vào đầu họ bốn chữ “tị nạn kinh tế”, hay quảng cáo cho việc mua bán số phận của những người tị nạn khốn khổ mà cộng sản đấu thầu tái định cư trong chính sách cưỡng bách hồi hương đang được thực hiện tại các trại tị nạn và Việt Nam.

 

Giới truyền thông Việt Nam tại hải ngoại từ bao năm nay vẫn một lòng chia sẻ với những khổ đau của đồng bào trong các trại tị nạn. Tiếng kêu cứu từ những khổ đau ấy đang càng lúc càng cấp bách hơn, tuyệt vọng hơn. Người viết bài xin cúi đầu khẩn khoản, mong những người cầm bút, vì lương tâm chức nghiệp, không tiếp tay cho việc dập tắt tiếng kêu cứu từ các trại tị nạn.

 

22-5-94

 

Hôm tôi và Thanh Thu mới đến Paris, chú Hồ Minh Châu đã đến đón chúng tôi về nhà luật sư Phạm Thanh Dân và bà Lương Thị Nga, Ban Bảo Trợ Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa.

Từ năm 1992, ông bà đã nhiều lần ra trước Diễn Đàn Liên Hiệp quốc ở Génève để trực tố nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với phế binh, quả phụ và cô nhi tử sĩ VNCH. Sau đó, ông bà đã cùng các vị đại diện Phật giáo Hòa Hảo, và Phật giáo với Cao Đài ra tranh đấu cho tự do tín ngưỡng ở Việt Nam.

 

Nhà bà Lương Thị Nga ở tầng trên khu chung cư tại Antony. Bà cho tôi xem rất nhiều hình ảnh và thư từ của các gia đình thương phế binh Việt Nam. Sở dĩ tôi muốn được gặp bà vì bà đã tranh đấu cho những người mà tôi hay quan ngại nhất kể từ sau ngày mất nước.

 

Tôi rất thương cho thân phận của các anh thương phế binh VNCH đã phải thiệt thòi chịu cảnh vào sanh ra tử trong suốt thời kỳ chiến tranh; nay thì miền Nam lọt vào tay Hà nội, họ còn trở thành những kẻ bị phế thải và ghét bỏ hơn bao giờ hết, chẳng những không có phụ cấp hay lo lắng cho cuộc sống, mà còn bị đày đọa, người thì bị đưa đến vùng kinh tế mới không phương tiện sinh sống, kẻ thì phải lang thang vỉa hè đầu phố.

Khi tôi phỏng vấn, bà Nga đã xúc động kể lại:

 

“Trong phiên họp khoáng đại lần thứ 44 của Liên Hiệp quốc về Nhân Quyền, tôi đã đọc bản tuyên báo “Nhân quyền Phế binh VNCH” do luật sư Phạm Thanh Dân soạn, và đã gây sự xúc động mạnh mẽ trong hội trường. Có hai nữ phóng viên của một hãng truyền hình Mỹ đã mủi lòng không cầm được nước mắt khi nghe tôi trình bày thực trạng cuộc sống bi thương của anh em thương phế binh mà các trường hợp điển hình được nêu lên của các anh: Phạm Chơi, Tăng Đến, Trương Đình Rớt, Nguyễn Văn Ba, Mai Đình Hạnh, Phạm Văn Cảnh (đã từ trần ngày 12-5-1992)... và đọc lời kêu gọi của bà vợ một phế binh tại Đà Nẵng, huyện Đại Lộc”.

 

Bà Lương Thị Nga còn cho biết có một nhóm luật sư quốc tế chuyên lo về Nhân quyền như nữ luật sư Anna Maria Puigvert (trong luật sư đoàn Barcelone, Espagne), luật sư Francois Membrez (trong luật sư đoàn Génève) và luật sư Phạm Thanh Dân (trong luật sư đoàn Paris). Ngoài ra còn có một số chuyên về ngoại giao của Pax Romana người Úc, Thụy sĩ, Bénin (Phi châu) hết lòng ủng hộ.

 

Bà Nga cho tôi xem những tập tài liệu có hình ảnh và danh sách thương phế binh tàn phế 100%. Nhiều bức ảnh làm tim tôi đau thắt, như ảnh thương phế binh Phan Văn Cảnh phải nằm xấp trên giường, không mặc đủ quần áo. Ông Cảnh liệt tủy sống, bán thân bất toại, đại tiểu tiện không hay biết, không vợ con, sống nhờ mẹ già trong suốt 17 năm rau cháo.

 

Còn bức ảnh hạ sĩ Nguyễn Văn Ngọ, cụt cả hai chân, ngồi trên chiếc ghế nhỏ, đang cuốc đất trồng rau tại nông trại khu Kinh tế mới Xuân Tâm, căn cứ hai Xuân Lộc Đồng Nai. Sau lưng ông là một chòi tranh rách nát, không vách, không cửa trước cửa sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 2024
01 Tháng Tư 2007
01 Tháng Ba 2007
01 Tháng Giêng 2007
1,863,880