19-10-04 - 11:30 giờ sáng
Nghiệp là gì?
Làm thế nào để biết nghiệp của tiền kiếp và nghiệp của kiếp hiện tại?
Làm thế nào để dứt nghiệp và làm sao biết rằng nghiệp đã dứt?
Nếu nghiệp chưa dứt mà mình nhất quyết dứt có được không?
Làm sao để phân định được là nghiệp đã dứt do hết nghiệp, và nghiệp dứt do chính mình quyết định cho nó dứt? Nếu nó chưa xong mà mình quyết chí dứt có được không?
Làm sao biết nghiệp nào là nghiệp lành, và nghiệp nào là nghiệp dữ? Thế nào là nghiệp tốt, và thế nào là nghiệp xấu?
Có thoát được nghiệp không?
Và tu có giải được nghiệp không? Hay chính mình phải trả nghiệp đã mang của người đó ở tiền kiếp hay kiếp hiện tại?
Dù là nghiệp lành hay nghiệp dữ ta có tránh được không bằng cách tu tập để giải nghiệp?
Làm sao sống mà không tạo thêm nghiệp dù nghiệp lành hay nghiệp dữ?
Trả nghiệp-dứt nghiệp-hóa giải nghiệp, điều nào đúng?
Không đối đầu, không đối phó, chỉ hóa giải (neutralize) trong mỗi trường hợp xảy đến trong đời sống sẽ không tạo nên phản ứng vay trả.
Thật sự nghiệp có hay không? Hay nghiệp là nhân, và vì có nhân nên có quả để có sự sống của loài người. Vì thế có nhiều trường hợp chướng nghiệp là cần thiết để giúp người tu học tiến hóa.
Vậy nghiệp không thể thiếu cho đời sống, và sự sống của nhân loài và vạn vật. Tất cả xấu tốt đều do con người tạo ra tùy theo sự đón nhận HẠT NHÂN. Người tốt ra quả tốt, và người xấu tạo nên quả xấu.
Tất cả hóa chất, gia vị, đồ vật, thức ăn, kim mộc thủy hỏa thổ đến tay nhà phát minh khoa học tốt sẽ tạo ra những sản phẩm tốt có ích cho nhân loại. Nếu đến tay nhà bác học, kỹ sư, bác sĩ, y sĩ, dược sĩ xấu sẽ tạo ra những chất độc hại cho con người và vạn vật.
Tay chân bộ óc của một kẻ tâm tốt sẽ đem đến những đóng góp tốt cho gia đình, xã hội, quốc gia. Còn cùng một thân thể đầu óc của một kẻ có tâm xấu thì là một nguy hại cho gia đình, xã hội, quốc gia đó.
Vấn đề không phải là trả nghiệp, dứt nghiệp, mà là dùng tâm để chuyển hóa đời sống.
Nghiệp là nhân tố cần thiết của đời sống.
Ghi chú: Viết ra sau khi nghe kinh:
1. Mila de shag gyad kyi choga.
2. Lhahi dha juk.
3. Dolma yul tud.