34. Xây dựng lại cơ đồ cho Dân Tộc

29 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 75949)
34. Xây dựng lại cơ đồ cho Dân Tộc

13-7-04 - 12:00 giờ trưa

Nếu bất cứ việc làm nào mình cũng đợi chờ sự hướng dẫn, chờ đợi câu trả lời, vậy thì mình ở đâu?

Ta ở đâu? Như vậy phải chăng cái ta không hiện diện?

Vậy sự sáng suốt nhạy bén đang ở đâu?

Có rất nhiều việc đang làm, cái thức biết, tiềm thức biết, nhưng vô thức không biết. Khi cả ba đồng hội nhập thì ta mới nhạy bén, sáng suốt từng giây từng khắc, từng sát na. Vì ta không thể để bất cứ việc gì xảy ra sai chạy được.

Cái biết, sự sáng suốt, nhanh lẹ luôn luôn hiện diện, nhưng có điều ta thường xuyên không biết đến nó và không dùng nó. Ta hay để mặc cho vô thức – mà ta còn xem đó là một sự tự nhiên – chủ trì mọi hành động và ngũ quan của ta.

Lúc đó, hành động hay lời nói của ta xem như vô ý thức. Vậy thì lúc đó ta hoàn toàn không chủ trì ta mà để mặc cái mông lung vô ý thức đó làm chủ con người ta.

Thân, tâm, ý phải là một, không phân ba. Phải ở thể hội nhập, nhưng không căng thẳng. Vì căng thẳng là ta còn sợ. Sợ người xung quanh, sợ làm sai, sợ nói sai. Ta còn lơ đảng tức không quán chiếu tự chủ thì ta sẽ còn những lời nói và hành động vô ý thức.

Vậy cảm quan, giác quan phải cởi mở, ở thể tỉnh, sẵn sàng hành động, sẵn sàng nói. Hành động và nói trong sự bình an, sáng suốt, biết ta, biết người, biết nội cảnh và ngoại cảnh, biết rõ luật tự nhiên của tiến và lùi, biết được hậu quả của mọi biến động từ âm thanh lẫn hành động.

Nhứt nhứt mọi cử động ta phải hiểu rõ luật bù trừ, luật âm dương, và mọi hậu quả, kết quả của bất cứ việc gì mình làm và lời gì mình nói.

Ta phải tuyệt đối ở thể tĩnh. Ở thể tĩnh ta không bị nội quan, ngoại quan, và cảm quan của ta và người ảnh hưởng. Ta hoàn toàn không bị ảnh hưởng của quá khứ của ta hay của người. Ta trống không ở thể tĩnh không bị động bởi chính sự suy nghĩ hay các giác quan của ta hay của người do ta suy diễn vì thương ghét hay sợ hãi.

Lúc đó tiếng nói và hành động của ta mới đúng là SỰ THẬT. Tiếng nói của Chân Tâm. Tiếng nói của Chân Thiện Mỹ.

Lúc đó tiếng nói của ta là sự phối hợp của mọi tôn giáo, mọi tư tưởng, mọi ý thức hệ. Tiếng nói của sự thật, và khi đó ta mới thật sự phục vụ cho con người và trái đất để đi đến sự trường tồn, bình yên.

Tiếng nói sự thật càng ít thì quả địa cầu càng mất thăng bằng vì trược khí và ô nhiễm tràn lan: bệnh tật, chiến tranh gia tăng bởi con người càng thù hận giết chóc lẫn nhau.

Ta phải cố gắng hết sức mình để rao giảng Sự Thật, Tình Thương và sự Tha Thứ bao dung. Ta phải xoa dịu bao vết thương lòng. Muốn làm được điều đó ta phải xoa dịu ngay vết thương lòng nơi chính ta, gia đình, xã hội, tôn giáo, và đất nước ta trước.

Thương phải chăng khó hơn ghét? Muốn biết thương, ta phải từ bỏ sự ích kỷ, nhỏ mọn, yếu hèn, ganh tị, phân biệt, quá khích, thù dai, tự cao tự đại luôn muốn hơn người. Phải đổi lại bằng cách biết tự xét mình trước hết, biết nhận cái xấu cái yếu cái dở của mình, biết nhẫn nhịn kiên trì, tìm hiểu, học hỏi, và lắng nghe người khác.

Biết nhẫn nhịn không có nghĩa là phục tùng, vì phục tùng dễ dàng là do tính khiếp nhược hay vì bản chất ươn hèn hoặc vì quyền lợi cá nhân.

Biết thương thật sự không phải là một điều dễ, vì thương thật xuất phát từ sự bất vụ lợi cho cá nhân, gia đình, hay tổ chức của mình.

Quốc gia Việt Nam hay người Việt Nam hải ngoại đang cần những người biết trọng sự thật, biết thương đồng bào, đất nước mình THẬT. Nhờ đó, quốc nội lẫn hải ngoại mới biết nắm tay nhau xây dựng lại cơ đồ cho dân tộc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880