32. Năng lực không sợ hãi

29 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 76377)
32. Năng lực không sợ hãi

8-7-04

Quyển Nhật Ký Tâm Linh I hay Lời Thầy Dạy có một sứ mạng đặc biệt, ý nghĩa đặc biệt, vai trò đặc biệt, là trước nhất làm thức tỉnh giới lãnh đạo vô thần trước sự mầu nhiệm của Phật Pháp.

Giúp cho họ biết Phật Pháp nhiệm mầu và việc tu chứng để đi đến giác ngộ, đạt đạo. Chỉ cho họ con đường tu là con đường đưa con người đi đến sáng suốt, đến sự biết để thoát khỏi vòng vô minh, luân hồi.

Quyển Nhật Ký Tâm Linh I hay Lời Thầy Dạy là một ngọn đèn phực cháy đẩy lùi bóng đêm, sự mơ hồ, mò mẫm  từng bước của con người, như đi trong bóng đêm không thấy ngỏ ra.

Sự tu chứng – có tu có chứng – đưa con người thoát xích xiềng của sự sợ hãi, lòng tham không đáy; sự ngu xuẩn của xích xiềng quyền lực, gây tội ác chiến tranh, tàn sát và chiếm hữu.

Tai nạn luôn là một đòn bẩy đối với người hành đạo và phục vụ. Sống đời sống tu tập như là sống trong một lò luyện võ. Muốn chứng đắc tất phải chịu nạn chịu đòn để từ đó ta vươn lên trước thử thách, nhờ đó mới gia tăng nội lực, năng lực, trí lực, sức lực để cố gắng vươn lên nữa, mới có khả năng đương đầu với khối trược vô minh.

Năng lực, trí lực, nội lực, khả năng lực, đại hùng lực, quyền năng lực, uy lực, áp chế lực. Tất cả đều do chính ta, năng lực không sợ hãi.

Năng lực không sợ hãi do đâu mà có?

Sự sợ hãi khởi đầu là do chính sự nhu nhược, lười biếng của ta từ con tim và khối óc đầy tưởng tượng của tương lai và đầy ấp sự thu lượm của quá khứ (của ta và người).

Mỗi một động tác của ta sắp làm là bộ óc đe dọa làm náo loạn lục phủ ngũ tạng, khiến cho thần kinh rúng động, ảnh hưởng đến sự co thắt của trái tim, và từ đó ta mất tự chủ, muốn tháo lui ngay tức khắc, để trở về mức an toàn nhất, đó là thế thủ hay đứng ỳ tại chỗ.

Sau đó, bộ óc lại nhảy ra làm việc bắt đầu lý luận đưa mọi lý do để bao che, lập luận, cho việc không làm, không muốn làm. Tất cả những lý do đều nhằm bao trùm sự sợ hãi.

Sự sợ hãi là đầu dây mối nhợ của tất cả sự tham lam, tàn ác của con người, lẫn sự trốn chạy thực tế. Sự sợ hãi mất an toàn của chính bản thân là căn bệnh thâm căn phải cần thuốc chữa cực mạnh.

Đó là lý do của nạn tai đến cho người có sứ mạng để cho họ chuyển hóa nội tâm và năng lực vượt sợ hãi. Một thứ đòn bẩy để bật tung lên một vật nặng bị trì kéo, khó vượt thoát, khó đưa lên cao.

Muốn nhảy cao ta phải nhún mình xuống để lấy đà tung người lên. Tai nạn làm cho ta buông thả hết sự bám víu để trì kéo thân tâm đang muốn núp vào chiếc áo an toàn.

Qua cơn đau, qua cơn chịu đựng, rồi ta sẽ cố gắng tập trung nội lực để vượt cái mà ta muốn bình an, muốn được ru ngủ, những giấc ngủ êm đềm không vướng mắc.

Nhưng đời ta không cho phép những giấc ngủ dài, êm đềm, mà đời ta phải sống mạnh mẽ vẫy vùng, vì ta có nguyện với Đấng Tối Cao, là phục vụ con người, đất nước, và thế giới.

Ta đến, ta đi, rồi ta trở lại, cứ như thế và ta gặp lại ta, gặp lại những người cùng làm việc, cùng phục vụ từ vô lượng kiếp. Ta không trẻ không già, và người cũng không trẻ không già. Chúng ta cùng chung sứ mạng phục vụ, đền đáp Tứ Ân ở những nơi ta đến.

Bộ máy cứ xoay vần, xoay vần, miên viễn và trường cửu. Vô tận. Bất tận. Vô cùng tận. Lậu tận. Biên tận. Vi tế tận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880