12. Hy sinh thật và hy sinh giả

29 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 76814)
12. Hy sinh thật và hy sinh giả

16-9-03 - 9:30 giờ sáng

Hy sinh thật là ta phải quên mình và chấp nhận phải thực hiện những điều có lợi cho lý tưởng và con đường mà mình thấy đúng, nhằm có lợi cho nhân loại.

Hy sinh giả là mình tận tụy hy sinh bỏ thì giờ và công sức cho một công việc mà trong thâm tâm mình ưa thích, với nhãn hiệu cho một lý tưởng cao đẹp khiến mọi người phải ngưỡng mộ.

Phục vụ cho lý tưởng thật thì dù khó khăn gian nguy, có khi mất cả tài sản, danh dự, địa vị, ta cũng phải cố gắng làm, dù cho có bị phỉ báng, sỉ nhục, lăng mạ, thậm chí bị mất mạng ta cũng phải thực hiện, vì ta biết chắc chắn việc làm đó mới thật sự có ích lợi cho lý tưởng phục vụ tha nhân của ta.

Phục vụ cho một lý tưởng giả xây dựng bằng những mỹ từ, tô son điểm phấn cho đẹp đẽ nhằm được mọi người khen ngợi tôn vinh ta, thì dù việc đó có lợi cho chính ta đi nữa, lúc gặp khó khăn nguy hiểm đến sự nghiệp hoặc tính mệnh, thì ta sẽ tìm mọi cách tránh né, hoặc làm cho có lệ chứ không hết lòng hết dạ.

Khi phục vụ cho lý tưởng thật, ta phải hoàn toàn quên mình, quên cái ta đi, và phải hòa vào đại ngã, dù cho có mất mạng, vì mục đích đến thế gian này của ta phải chăng là để phục vụ. Vì thế nếu sự hy sinh mạng sống của ta giúp cho mục đích thành tựu, thì ta cũng phải làm – không hối tiếc – và phải can đảm thực hiện.

Lòng can đảm và hy sinh không thể có được nếu tâm không bình an và sáng suốt. Tâm chỉ bình an và sáng suốt nếu không có sự sợ hãi đe đọa từng giờ từng phút trong tâm trí.

Sự sợ hãi luôn luôn chập chờn trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Nó nằm túc trực trong ảo tưởng, tưởng tượng. Sợ hãi là một thứ ảo giác mạnh khiến cho bao kẻ chưa dám làm mà đã thất bại, chưa đau đã tưởng mình đau, chưa té đã ngã xuống từ trong tâm. Chỉ cần xô nhẹ là họ té ngay. Sợ hãi làm cho tim đập mạnh, tay chân luống cuống, mắt mờ, tai yếu, bàng hoàng suy nghĩ lệch lạc, hành động lụp chụp lúng túng. Chưa cầm đã muốn rớt, muốn nói nhưng không  biết mình muốn nói gì. Đang định làm điều này thì bỗng cuống cuồng xoay qua làm điều kia. Sợ người khác biết việc mà mình muốn dấu, đoán được điều mình đang nghĩ, và mất tự chủ hoàn toàn.

Thế thì sự sợ hãi khiến cho ta thất bại hoàn toàn trước  những việc mà mình chưa làm, và mình đổ lỗi cho đó là ĐỊNH MỆNH mà thật ra chính ta là cội nguồn Định Mệnh Xấu xảy ra.

Người tu học phải nắm vững định mệnh của mình thì mới đi đúng đường. Nếu không thì hôm nay ta vạch đường này, ngày mai lại kẽ đường khác. Lúc thấy đường này đúng, lúc thấy đường kia đúng. Tư tưởng mông lung không định hướng vì nó thay đổi theo sự chuyển vận của luồng tư tưởng bị ảnh hưởng của ngoại tại.

Ta phải nắm cho vững Nội Tại và chỉ nhận ngoại tại qua các giác quan rồi thanh lọc những gì đáng và không đáng dùng. Điều đáng dùng thì ta thu nhận, và điều không đáng dùng ta nên gạt bỏ với tâm thức bình an, không tiếc rẻ, dù điều gạt bỏ đó có lợi cho mình về phương diện vật chất, tư lợi.

Đó mới là hy sinh toàn vẹn. Hy Sinh Thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880