114. Tâm thức trong và ngoài nước phải hợp nhất

03 Tháng Bảy 200712:00 SA(Xem: 75594)
114. Tâm thức trong và ngoài nước phải hợp nhất


20-9-05 -  9:30 giờ sáng

Nhân Thiện thì tâm lực và trí lực hòa nhập với Trung Thiên của càn khôn vũ trụ. Thiên hóa thì Nhân ứng tức thì. Do đó người Thiện Tâm thì đi đúng đường hướng của Trời Đất, tức Nhân Thiên Địa hợp nhất.

Người ác tâm dù có quỷ kế thế nào đi nữa thì bàn cờ của Thiên Cơ cũng thiên biến vạn hóa để hóa giải được. Do đó, luật âm dương cứ biến chuyển liên hồi như hai kẻ đánh cờ, và bàn cờ luôn luôn tiến lui, lui tiến tùy theo tâm thức của hai bên.

Người thiện tâm mà thiếu sáng suốt cũng sẽ thất bại trước những độc kế của kẻ ác tâm. Nhân đạo phải cộng với trí đạo mới đi vào Trung Đạo vì phải quân bình giữa Trí và Tâm, nghiêng bên nào cũng trở nên tối tăm, dễ lạc đường trở nên yếu đuối, rồi sinh ra hèn nhát nhu nhược. Đi quá về trí sẽ sinh tính toán thiệt hơn rồi tiến tới danh lợi tham lam ích kỷ.

Tâm trí phải hòa hợp quân bình thì thiện tâm mới có Trí Đạo và Tâm Đạo hợp nhất để đi đúng đường, bước vào Thiên Cơ. Thiên cơ biến chuyển chứ không phải nhất định như bài toán cộng mà là bài toán bách phân.

Việc làm hôm qua phải ngừng, có khi hôm nay phải tiến cho đúng thời đúng lúc. Bàn cờ Thiên cơ biến chuyển,  công việc của ta phải chuyển biến theo thì mới đem ích lợi đến cho Đạo.

Công việc cũng như sự hiện diện của ta cũng tùy thời tùy lúc, lúc tiến lúc lùi. Vì ta càng lùi đối phương càng tiến. Có khi càng muốn hòa, ta càng phải tiến mạnh hơn mới có thể hòa được, vì đối phương phải chịu lùi bước họ mới chịu hòa.

Muốn hòa phải mạnh, vì không ai muốn hòa với kẻ yếu. Muốn hòa mà ở thế yếu ta sẽ gánh lấy thua thiệt và bị rẻ  khinh. Do đó muốn hòa có lúc phải ngưng, nhưng sau đó phải tiến mạnh cho đến khi đạt mục đích.

Vì sao mọi sinh hoạt của con người đều nằm trong thế chánh trị?

Làm sao thoát khỏi con đường chánh trị để đi thuần về Đạo?

Muốn thoát chánh trị để bước vào Đạo phải ở thể siêu chánh trị vì siêu chánh trị là Giác Ngộ.

Bước vào đường Đạo trước hết ta phải giác ngộ, đạt đại định, vô ngã, vô tâm. Cái ta đã hòa vài đại ngã không còn nghĩ đến lợi ích cá nhân mà chỉ  lo cho việc chung.

Vượt chánh trị nhưng không thể không biết chánh trị, vì phải biết mới có khả năng hành động trong bất động của nội tâm và tâm thức. Tức hành động chỉ vì lợi ích chung và luôn nhất quán để định hướng đi và hành động của mình.

Muốn như vậy phải sắc bén, nhạy bén, và sáng suốt để chuyển bước khi cần và dừng bước để định hướng trong mỗi giai đoạn của thời cuộc vì thời cuộc biến chuyển mau hay chậm tùy theo tâm thức của con người.

Việt Nam muốn thay đổi mau hay chậm tùy theo tâm thức của người trong và ngoài nước. Hai bên đều phải thức tỉnh và tiến hóa để cùng song song làm việc  và tiến tới hợp nhất thì quốc gia mới phản hồi để lập quốc tiến tới dân chủ thật sự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880