20. Chấm dứt sự mong cầu

29 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 75201)
20. Chấm dứt sự mong cầu
25-5-04 - 12:00 giờ đêm

Cần để bộ óc hoàn toàn trống không, trong sáng. Chỉ có ở thể trống không, trong sáng khi không tìm tòi, học hỏi, suy tư.

Phải sống hồn nhiên, không suy tính, tính toán, bắt việc này, nắm việc nọ.

Nếu đã buông, phải buông cho hết. Nếu muốn dứt, phải dứt hoàn toàn. Không hối tiếc, đoái hoài, mơ ước. Còn tìm thì còn muốn đạt được. Còn học thì còn muốn tìm hiểu, đào bới một cái gì đó còn sót lại trong sự ước muốn mong cầu.

Từ nay cần phải “dứt,” dứt việc trần trong tư tưởng. Nếu có muốn thì chỉ “muốn trong sự trống không.” Nếu dốt cũng được vì chính cái dốt đó là thứ đang cần.

Sở dĩ mà bao nhiêu bậc thiên tài đã bị tắc nghẽn sự sáng tạo cũng vì họ “muốn.” Cái muốn sẽ không bao giờ dứt, như nọc độc đã ngấm vào đầu óc và tinh thần họ để cho tư tưởng họ bị tắc nghẽn, không lối thoát.

Vì thế tại sao qua thời gian mà thiên tài không tiến lại lùi. Chỉ vì cái muốn làm cho họ bị tắc nghẽn nguồn sáng tạo.

Điều khó nhất mà mọi người cũng như thiên tài cần đạt được là “chấm dứt sự mong cầu.” Tất cả mọi con đường tu tập là chỉ đi đến đó. Đó là sự tận cùng của các con đường ĐẠO. Thấy dễ mà quá khó. Phần nhiều những bậc tu hành thời nay đều đi ngược lại con đường tu của mình vì họ đi càng lúc càng ngược vào “hữu” chứ không phải tìm cách đi vào “vô” – đi vào “tánh không.”

Họ đi vào sự mưu cầu vật chất, của cải, tiền bạc, chùa lớn, tượng cao, đất rộng, thu tiền thập phương bá tánh. Đầu óc họ không đi vào chữ không, mà lại đi vào sự tính toán thiếu đủ qua sự thu nhập tiền của lẫn đệ tử, tín đồ.

Từ đây phải dứt tuyệt. Dứt tuyệt với lòng mình là đi tìm. Tìm mình trong ảo ảnh. Phải đánh mất mọi thứ, ngay cả khả năng của mình một cách không tiếc rẻ, động lòng.

Một người tầm thường trở nên một người nổi danh đã khó, mà tạo hoàn cảnh để mình bước vào ẩn danh, vô danh  thì càng khó khăn hơn vì phải chiến thắng cái tôi của mình. Chấp nhận sự buông bỏ của mình một cách bình an, vui vẻ, với tâm không.

Phải buông bỏ một cách không mặc cảm. Những điều phải làm, thì đã làm đã phục vụ nhiều năm. Nay đến giai đoạn phải trở về với chân như. Trở về với chính mình, con người thật sự của mình, là sự trong sáng, sự không phân hai, phe phái. Phải là một người nhìn mọi hoàn cảnh và sự vật như một người biết Đạo, biết Chân Lý. Chân Lý thì bất phân và đầy tình yêu thương. Chỉ có sự yêu thương mới có thể giúp Đời, giúp người được.

Việt Nam sẽ mau chóng thay đổi. Sự thay đổi của Việt Nam không giống như sự thay đổi theo định kiến và thành kiến Quốc Cộng. Một chính thể mới phải vượt lằn ranh Quốc Cộng. Sự lý luận, phải trái, đào sâu lịch sử phân tranh chỉ đưa Việt Nam đến tận diệt, không thể mở ra một sinh lộ cho dân tộc.

Dù có rất nhanh chóng, nhạy cảm, biết mình phải làm gì, nhưng trong giai đoạn chuyển tiếp luôn cần đến điểm tựa để chống đỡ sự biến chuyển. Đó cũng là điều tốt để tự mình giữ sự quân bình. Tuy nhiên cần phải nhẹ nhàng và ưu ái với chính mình. Khi không làm việc tức là lúc đó tâm thức chuyển động cực kỳ mạnh để biến chuyển sang một giai tầng mới hầu khai triển tâm thức một cách mạnh mẽ, tiếp nhận những dòng điện mới để khai thông ngay chính tư tưởng sáng tạo của mình ngõ hầu có ích cho quần sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880