31. Tự do và giác ngộ

29 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 77456)
31. Tự do và giác ngộ

5-7-04 - 0:30 giờ sáng

Làm sao để được tự do trong giác ngộ?

Đó là một câu hỏi trống rỗng vì giác ngộ là tự do, và ngược lại.

Giác ngộ là đã biết đã thấy rõ chân lý. Con người không thể nào biết được chân lý nếu không vượt thoát được tư tưởng, ý thức hệ, tôn giáo khác biệt. Chân lý là sự tự do toàn diện. Toàn diện có nghĩa là từ thể xác đến tâm linh. Ta không còn bị gò bó bởi nội cảnh và ngoại cảnh.

Tự do - chân lý - không tính - định. Nếu thiếu một trong bốn điều này thì ta không thể có được Tuệ Giác hay Giác Ngộ.

Muốn giác ngộ, có tuệ giác ta phải TAN BIẾN. Ta có và đồng thời không có. Ta hiện hữu và đồng thời không hiện hữu. Phải vượt nhị nguyên và cả nhất nguyên, để đi đến Đồng Tính Nhất Thể.

Từ thể tính đó, ta mới bước hẳn qua một thế giới siêu hiện thực. Thế giới của sự sáng tạo đầy ánh sáng. Đó là một thế giới mà bao nhiêu người từ năm này qua năm khác và triệu triệu năm vẫn lặn lội đi tìm.

Đó là thế giới của CHÂN KHÔNG.

Khi đã bước vào thì ta chớ vội bước ra vì sự sợ hãi mà ta phải cố gắng bình tâm tiến bước, trui rèn ý chí sắc bén, tập trung lòng can đảm, mạnh dạn tiến bước để đi sâu vào không tính, đi sâu vào cõi thiên, có vô tận điều mà ta đã cố công tìm kiếm. Nay vì sao ta lại run sợ trì chân không tiến bước.

Con đường tu tập quả nhiên có nhiều chông gai hiểm trở. Con đường đi có thiên hình vạn trạng biến thiên không ngừng theo sự xoay chuyển, biến chuyển của tâm ta lẫn ngoại cảnh. Ta phải học biến thiên theo thời gian và không gian. Ta phải luôn luôn đối đầu song hành giữa cõi trần và cõi thiên. Bộ óc ta phải làm việc liên tục không ngừng và ta phải theo sự chuyển động của hai bên não phải và trái, để cho nội tâm ngoại cảnh, THÂN TÂM ta cùng làm việc một cách hài hòa không tắc nghẽn.

Ta sẽ cảm giác khổ và không khổ. Khổ vì đời sống bên ngoài không phản ánh đúng nội tâm ta, và không khổ vì ta biết ta – ta biết ta nghĩ gì, làm gì, và không bị ảnh hưởng của mọi áp lực, quy luật, kềm chế ta và ta có cảm giác một hạnh phúc riêng tư đầy giác ngộ, thông suốt, thoát tục.

Ta phải hít thở mạnh cho sinh khí tràn đầy buồng phổi,  và tứ chi, để ta có thêm nghị lực, có thêm sức sống. Hơi thở, nguồn sinh lực giúp cho ta có sức lực tiến bước.

Phải nhứt tâm tiến bước không lùi.

Nam Mô A Di Đà Phật

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880