110. Bước vững trong Mật đạo vô vi (10-2-09)

05 Tháng Tư 200512:00 SA(Xem: 73430)
110. Bước vững trong Mật đạo vô vi (10-2-09)
10-2-09 – 11:30 giờ sáng

 

Muốn phát triển bất cứ một khả năng nào trước hết phải phát triển khả năng tự chủ.

Tại sao gọi là khả năng tự chủ?

Tự chủ phải có khả năng. Đó là năng lực của một con người. Nếu không có năng lực thì dù có học giỏi cách mấy, biết nhiều cách mấy cũng không thể tự chủ được vì không có khả năng, không có năng lực thì không tự tin vào mình.

Nhiều người không tự tin vào mình dù biết nhiều hay dù giỏi và có bằng cấp cao. Họ luôn có cảm giác  bị một áp lực vô hình của mọi người xung quanh, và họ không tự vượt ra khỏi áp lực của người khác cùng sống gần hay xa. Đó là một áp lực ngầm khiến họ luôn cảm thấy sợ hãi, hay rụt rè không dám bước tới, không dám lên tiếng vì mình nghĩ khác hơn người xung quanh.

Khi chưa cất được tiếng nói, sự suy nghĩ, quan niệm, lập trường, suy luận khác với người khác hay khác với số đông là vì chưa đủ năng lực vượt sợ hãi. Thật ra sự sợ hãi, sự thiếu niềm tin là do chính mình hơn là vì người xung quanh.

Khi còn trẻ thì sự sợ hãi, hay sự tự kỷ ám thị ít hơn hoặc không có. Càng sống lâu, càng già, càng nhiều dây mơ rễ má với người xung quanh, thì càng bị vướng mắc, sợ mất lòng, sợ mất sự kính trọng, sợ mất tình thương, sợ mất bạn bè, đồng chí, sợ bị loại ra khỏi tập thể của gia đình, xã hội, cộng đồng, vân vân... Nói tóm lại, sợ mất cái gì mà mình đang có, nó mang tính cách danh hơn là tài vật.

Đức Huỳnh Giáo Chủ, một vị Phật Sống, lúc còn trẻ đã nói lên những lời sửa sai va chạm mạnh mẽ đến những người hành xử sai lầm trong phạm vi tôn giáo lẫn chánh trị.

Đó là một tấm gương sáng đáng noi theo mà không có bao nhiêu đệ tử của Ngài dám hành y, tức làm đúng theo lời Ngài dạy.

 

Muốn làm theo lời dạy của Ngài, tức hành y theo Ngài thì phải làm sao?

Trước nhất, phải vượt sợ hãi, phải viết, phải nói những gì mình thấy mình biết dù cho có khác người. Phải biết rõ cứu cánh của việc tu tập theo lời dạy của Đức Giáo Chủ là để làm gì? Để giác ngộ. Giác ngộ để làm gì? Giác ngộ để cho chỉ một mình ta, hay đem sự giác ngộ và ánh sáng tìm thấy đó san sẻ cho mọi người để cùng được đồng giác ngộ?

Nếu tự thấy mình còn quá yếu đuối thì phải cần củng cố niềm tin, gia tăng công năng tu tập, học hỏi Phật pháp, học hỏi những gì các bậc chân sư đã làm, đã trải qua trong cuộc đời hành đạo giúp đời của họ.

Khi đến giai đoạn có khả năng trụ tâm, hay sống vững trong trạng thái thâm sâu của Mật đạo, ta sẽ có khả năng vượt mọi áp lực dù chánh trị hay tôn giáo. Lúc đó ta mới có năng lực tự chủ hay đi đứng nằm ngồi, thở và sống trong sự vắng mặt của sợ hãi.

Khi bước vững trong Mật Đạo Vô Vi thì ta không còn bị áp lực ngoại vi bao trùm, mà năng lượng vũ trụ trong đó có ta sẽ hiện diện làm chủ con người và môi trường sống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880