9. Sợi dây Trung Đạo mong manh dễ té – hay: Trung Đạo là Không Tánh (24-4-08)

05 Tháng Tư 200512:00 SA(Xem: 74192)
9.	Sợi dây Trung Đạo mong manh dễ té – hay: Trung Đạo là Không Tánh (24-4-08)
24-4-08 – 3:30 giờ sáng

Con đường  Trung Đạo là con đường gì?

Dễ đi hay khó đi?

Con đường nhỏ hay lớn? Rộng hay hẹp? Cao hay thấp? Êm ái hay gập ghềnh?

 

Thấy, biết con đường Trung Đạo là một chuyện, còn bước được vào con đường này không là một việc khác, vì đó là một con đường khó đi vì nó mong manh.

Ta đã tìm ra, ta đã nhìn ra, ta đã thấy nhưng ta có thể mất nó trong tích tắc khi tâm phân biệt xuất hiện, khi óc tính toán phân tích nổi lên hoạt động tích cực để mưu cầu lợi lộc cho cá nhân hay tập thể nào đó.

Ta chỉ có thể nhìn thấy sợi dây Trung Đạo khi tâm sáng suốt, bình an, thiền, định. Sợi dây mất khi tâm ta dấy động, xúc cảm, bốc đồng.

Vậy thì sợi dây Trung Đạo chỉ có thể thấy được trong tâm thức, khi ta giác ngộ liên tục. Ánh Đuốc thức tâm phải soi sáng, phải luôn cháy rực, và phải mạnh để chịu được những cơn gió bất ngờ, và đủ soi sáng cho ta đi trong cõi mù sương, trong cõi sa mù của trần thế khi mà trong đời sống ta bị xáo trộn bởi hoàn cảnh hay thời thế.

Khi can đảm bước vào thì ta luôn gặp thử thách. Đó là những bài học cần có để giúp ta luôn tỉnh thức để không ngã qua bên này hay bên kia của sự tính toán, nghĩ suy theo đời thường.

Muốn bước vào con đường Trung Đạo, ta phải có khả năng thấy, biết tức khắc không qua tiến trình suy luận của óc tính toán phải trái, vì có tính toán là có đối chiếu với những tàng dư hủ lậu chất chứa tàng trữ trong tạp niệm, trong mọi xúc cảm của các giác quan.

Đi trên sợi dây Trung Đạo ta không mất giác quan, mà giác quan lại phải phát triển bén nhạy hơn xưa vì không bị lôi kéo bởi cảm xúc của quá khứ. Khi không còn bị lôi kéo bởi cảm xúc của quá khứ, giác quan của ta mới có khả năng nhận biết những gì hiện hữu giữa sự liên hệ của ta và người xung quanh, hay xa hơn nữa giữa ta và vũ trụ. Nhờ vậy ta mới có khả năng hòa quang với vũ trụ và nhận biết những tương lai xa gần chưa xảy đến.

Bước vào Trung Đạo ta mới nhận biết sự liên hệ vô cùng như mắc cưỡi của mọi sự vật và không có một sự việc nào xảy ra bất ngờ hay vô lý, mà nó luôn luôn hữu lý hay tiền định, thiên định.

Khi tâm thân ý ta không còn đối chiếu với tàng dư hủ lậu ta mới có cảm giác trống rỗng, nhẹ nhàng, không biết gì, và đó là Tâm Không, một khoảng trống mênh mông huyền diệu của sự tỉnh thức và ta luôn có một tình thương bao la dễ dàng tha thứ vì dù tâm ta có muốn bắt giữ một cảm xúc giận, hờn, thù ghét nào thì không có nơi để nó bám víu hay cất giữ.

Trung đạo không phải là một con đường mới, một con đường lạ, mà chính là tâm không.

Khi ta có tâm không hay không tánh là ta đang đi đứng nằm ngồi thở trên sợi dây trung đạo mong manh dễ té.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880