93. Lấy chân tâm làm kim chỉ nam (24-11-08)

05 Tháng Tư 200512:00 SA(Xem: 73938)
93. Lấy chân tâm làm kim chỉ nam (24-11-08)
24-11-08 – 3:30 giờ trưa

Trên con đường tu học phục vụ nhân sanh và Phật pháp, điều ta nên tránh và tuyệt đối tránh là sự lệ thuộc vào người, vật, phương tiện.

 Khi còn lệ thuộc là còn kém khả năng dù là kỹ thuật. Tu học là tự tu tự tiến, thực tập để có khả năng làm và đóng góp, xây dựng, thực hiện những điều mình muốn làm hay phải làm.

Khi còn lệ thuộc bất cứ ai và điều gì thì ta còn mặc cảm hay thiếu khả năng, nhất là khả năng tự lãnh đạo.

Khi còn thiếu khả năng tự lãnh đạo, ta rất dễ đi sai đường, lạc hướng mà ta đã nhắm để đi. Còn lệ thuộc là ta sẽ một là biếng lười, hai là nhu nhược.

Biếng lười và nhu nhược là hai điều đưa đến lệ thuộc và thất bại. Khi còn thiếu tự tin ta mới thường bị đánh bại hay dễ bị thu phục, bị lèo lái sang đường khác. Thì công việc ta làm không còn là của ta, mà ta làm theo ý người nên đi sai mục tiêu đã định, khi sáng suốt.

Khi ta còn bị lệ thuộc và bị chinh phục để làm theo ý người thì ta vẫn còn là ngọn đèn khi lu mờ, khi sáng tỏ. Khi tinh thần sáng suốt minh định công việc đã làm, rồi vì lúc u tối, thiếu tự tin, thiếu sáng suốt, hay biếng lười ta lại dễ dàng bị chinh phục, chuyển công việc, chuyển hướng đi, thay vì ta xây một cái nhà, ta đâm ra xây một rạp hát. Cái nhà hay rạp hát có thể hình thức giống nhau, nhưng mục đích hoàn toàn khác. Một nơi để che nắng mưa, để ở, để xây hạnh phúc gia đình, thì nơi này trở nên một chỗ chỉ để nay diễn màn kịch này, mốt diễn màn kịch khác, hay ca hát, múa may, mà đào kép thay đổi luôn luôn.

Một rạp hát dù ta có dùng những mỹ từ thì nó cũng là một nơi diễn những vở kịch, vở tuồng, bài hát đoản kỳ, vì đó là một sân khấu dành cho những kẻ mua vui. Có thể là một sân khấu đầy màu sắc chánh trị hay tôn giáo, vân vân... Một mái nhà thì khác, vì nó chứa tình cảm chân thật, tình yêu thương giữa người và người để cùng nhau chung sống.

Một cuốn sách hay không cần mỹ từ, không cần đặt một cái tên cao siêu để nâng giá trị mà cuốn sách chỉ có giá trị khi nó giúp người, giúp đời, giúp cải thiện cái xấu thành tốt.

Một pháp tu có giá trị đích thực là pháp tu giúp con người giải thoát. Cái tên của tôn giáo không có giá trị, mà chính phương thức hành đạo và kết quả của nó giúp con người giác ngộ, thành đạo mới là giá trị đích thực.

Cái ý nghĩa Mật giáo nằm ở chỗ đó. Vì thế nếu dùng tựa đề thật nổi đặt tên cho cuốn sách là một sai lầm. Vì chính cái tên sách thật kêu sẽ cản con đường mở ra của pháp tu và sẽ chận lại mọi lợi lạc của chúng sanh.

Con đường đi của người tu nên lấy chân tâm làm kim chỉ nam thì mới có kết quả hữu lợi cho chúng sanh.

 

30 tháng 10 â.l.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880