114- VÔ SẮC GIỚI

19 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 82638)
114- VÔ SẮC GIỚI

Thứ Sáu 19-4-02 - 1:20 giờkhuya


Muốn thật sự lên đường để phục vụ đại đạo, ta phải luôn luôn sống trong trạng thái tỉnh thức. Sống một lúc ba cõi: nhị nguyên, trung nguyên và nhất nguyên. Tất cả tam thiên, đại thiên thế giới chỉ còn lại một. Ta không thể tiến thoái lưỡng nan mà phải luôn luôn an nhiên anh dũng bước tới. Bước tới để tiếp tục lên đường rời chốn khởi hành. Ta không thể dậm chân tại chỗ mà phải tiến bước. Tiến bước với lòng tự tin và sự nhạy cảm, sắc bén nhưng luôn ở thể định. Định không phải là ngủ yên, mà định ở thể động, nhạy bén với đầy đủ cảm xúc theo dõi sự biến động của TÂM, THÂN, Ý. Biết và theo dõi CHỦ ĐỘNG chứ không phải bị động. Ta hành sử theo sự quyết định của thần thức bén nhạy ở mỗi giây phút và cái ta sẽ uyển chuyển biến động theo từng vai trò, môi trường và hoàn cảnh, nơi chốn.


Ta phải sống theo làn gió và uốn trôi theo dòng nước. Gió có thổi mạnh, nhẹ, mau, chậm là tùy theo sự vận hành của vũ trụ.


Nước của sông, suối, của biển có thay đổi hình thái lớn, nhỏ, có chảy nhẹ, mạnh, dồn dập, nhưng nước vẫn là NƯỚCGIÓ vẫn là khí. Ta có trôi nổi theo dòng đời lúc ẩn, lúc hiện, lúc già, lúc trẻ, lúc vui, lúc buồn, nhưng ta vẫn là TA không hề thay đổi.


* Đã muốn bước vào đại đạo tại sao ta lại cứ mãi quyến luyến chốn khởi hành?


* Làm thế nào để sống một lúc ba giới và cùng một lúc cho tất cả các vai trò, trách nhiệm và bổn phận cho cả ba giới?

 

- Đây là một câu hỏi khó. Nếu muốn áp dụng được phải có khả năng không tánh vì còn tính người là ta sẽ bị phân tán nội tâm. Khi đạt được không tánh, ta không trụ vào không tánh mà phải vượt không tánh thì ta mới có thể hành sử tự nhiên để không đi đến tự cao tự đại.


Người tu học, có trình độ trí thức, đạt không tánh mà trụ vào không tánh, ngủ yên trên chiến thắng, sẽ rơi xuống vực sâu không lối thoát.


Tu học là một con dao hai lưỡi. Nếu đi đúng đường ta sẽ thành người bình thường như bao người khác. Nếu biết mà biết mình biết và cho là mình biết nhiều thì cái Biết đó chẳng những hại mình mà còn hại người.


Tu càng cao, biết càng nhiều mà không có tâm hy sinh, phục vụ, quên mình và thật sự thương người thì sẽ dễ bước vào hố sâu tội lỗi, vì họ sẽ dùng cái biết để gạt người hại người và làm lợi cho mình.


Vì thế ta càng tu càng phải TỰ KIỂM. Tự kiểm là theo dõi, kiểm soát và thành thật với chính mình chứ không phải để kềm hãm mình. Nếu ta kềm hãm mình thì ta không thể biết được bộ mặt thật của chính mình. Ngày nào mà cái bộ mặt thật của ta chưa được lột trần thì ngày ấy ta càng gạt gẫm chính mình thì sự tiến bộ của việc tu tập mà ta tưởng đã được chỉ là sự giả tạo vì đó là TRÍ THỨC GIẢ TƯỞNG chứ không phải là TRI THỨC NHẤT QUÁN.


Muốn tiến thật sự ta phải buông bỏ cái biết hiện có để bước vào cái BIẾT THẬT. Cái Biết Thật nằm trong vũ trụ và luôn biến thiên. Nó không thể đo được và dò biết được bằng chữ nghĩa, cấp bằng.


Muốn nhận cái biết này, ta chỉ có thể nhận biết bằng tâm thức, bằng dòng điện, bằng sự hòa mình, tan biến vào vũ trụ để có thể có khả năng sống trong dòng điện đó. Vì thế cái Biết đến TỨC KHẮC vì không qua trung gian - môi giới - nào cả.


Muốn nhận tức khắc cái Biết của VŨ TRỤ ta phải có khả năng sống trong ba cõi và đồng thời trong VÔ SẮC GIỚI. Ta phải sống trong sự BẤT PHÂN.


Ngày nào ta chưa có khả năng sống trong VÔ SẮC GIỚI, ngày đó ta chưa có khả năng phục vụ Đại Đạo được.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

 

 

Sống trong VÔ SẮC GIỚI ta sẽ có bổn phận gì, hành sử như thế nào và làm sao để không vấp ngã trong ba cảnh giới?


Ta không còn là Một mà ta phải phân thân theo các cõi, tức phân thân theo mỗi giới. Giới nào cũng có ta. Ta phải ở thể định mà không định, động mà không động. Ta phải luân chuyển, luân hồi trong cái ĐỊNH và cái ĐỘNG đó luôn luôn không ngừng nghỉ. Ta phải sống một lúc trong các giới lẫn vô sắc giới. Ta sống trong tình thương đại đồng và đồng thời vượt tình thương đó để có một tình thương thật sự. Đó là sự giác ngộ.


Chỉ có sự giác ngộ mới giúp được con người - giúp được họ bước qua sông mê để tiến đến giải thoát.


Tình thương chỉ là bước đầu để cảm hóa con người nhưng tình thương không giải thoát được con người. Muốn giải thoát con người ta phải tìm ra phương thức giúp họ GIÁC NGỘ.

 

* Phải chăng việc khó nhất của một người có sứ mạng là giúp cho con người GIÁC NGỘ? Phải chăng đó là một việc làm quá tầm tay?


Muốn giúp con người giác ngộ được, trước hết ta phải giác ngộ được trước, con đường ta tiến tới giác ngộ như thế nào thì ta chỉ đường cho người khác đi thế đó.

 

Tuy nhiên con đường tiến tới giác ngộ còn tùy theo người có muốn đi thì ta mới dắt. Đó là do nghiệp duyên của tiền kiếp và kiếp hiện tại của họ. Ta là kẻ chỉ đường, vẽ bản đồ để dẫn dắt chớ ta không phải là kẻ đổi số mệnh của họ mà chính họ sẽ phải tự đổi số mệnh của họ với ý chí muốn tu học, muốn phục vụ, muốn tĩnh tâm, và muốn hy sinh cho tha nhân, cho nhân loại.

 

 

Khuya thứ năm và

1:20 giờ sáng thứ sáu.

Viết xong thì có fax ở Việt Nam

cho biết tu sĩ Lê Minh Triết

vừa mãn hạn 8 năm tù.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880