76. TỰ DO TRONG GIÁC NGỘ

19 Tháng Giêng 200512:00 SA(Xem: 75452)
76. TỰ DO TRONG GIÁC NGỘ

10-12-1992

Người tử vì Đạo không phải chết cho tôn giáo mà chết cho niềm tin vào Đấng Thiêng Liêng, vào lý tưởng phục vụ nhân loại chúng sanh.

Một khi đã theo lý tưởng phục vụ của mình thì xác thân này khác nào cát bụi phù du. Nó chỉ có ý nghĩa khi ta xem nó như một phương tiện hầu đạt đến cứu cánh mang lại sự hiểu biết, giác ngộ cho ta và cho tha nhân. Nó chỉ có ý nghĩa phục vụ khi qua nó ta học hỏi tiến hóa, đưa đến sự bùng vỡ của mọi từng lớp tri giác để thần trí càng ngày càng mạnh mẽ, hòa nhập và tiến lên các từng giới siêu tâm thức, để nhận biết, học hỏi luôn luôn về sự biến chuyển tâm thức của loài người ngỏ hầu phục vụ hữu hiệu hơn.

Thân xác phải chăng là một môi trường để tiến hóa vô giới hạn. Ta không nên cố chấp, ràng buộc nó theo sự vị kỷ của trần gian để giam nó vào ngục tù, định luật của loài người đầy vị kỷ, vô biên. Ta có bước mãi cũng không học hết nó. Nó là bộ máy vô cùng tinh vi chứa đựng cả một tiểu vũ trụ dù ta có khám phá mãi cũng không hết. Thân xác ta là một bộ kinh vô tự, là một vũ trụ thu hẹp nhưng vô cùng bao la. Tiểu vũ trụ có hết những gì của đại vũ trụ. Muốn học về đại vũ trụ ta cứ khám phá dần về bản thể của ta.

Bản thể của ta được học hỏi, khám phá hầu thu thập được âm ba siêu tần để nhận biết được tất cả quá khứ lẫn tương lai không cần suy nghĩ vì cái biết ở tại nơi ta, cùng một lúc khi nó hòa điệu với đại vũ trụ thì cả hai là một, không phân ly.

Nhận biết ta và vũ trụ là một đưa ta đến sự bình tâm tự tại để phục vụ, để hành sử theo chu kỳ phát triển tâm linh sao cho có lợi ích chung cho toàn cầu.

Vậy muốn phục vụ hữu hiệu phải hiểu rõ ta là ai? Đến đây với mục đích gì? Ta trực thuộc ai? Vũ trụ hay tha nhân? Cái gì trường tồn vĩnh viễn? Tâm linh hay thể xác? Thế nào là vạn vật đồng nhất thể? Thế nào là cá nhân, thế nào là tha nhân? Ta có sự lựa chọn tự do hay tự do của ta do tha nhân áp đặt? Như thế nào là thật sự tự do? Và thế nào là Tự Do Trong Giác Ngộ?

Tự Do Trong Giác Ngộ là tự do trong sự hiểu biết và sự lựa chọn cũng như quyết định của chính ta trong từng môi trường của đời sống mà ta đang phải nương theo nó để phục vụ lý tưởng.

Khi đã có được tự do trong giác ngộ ta biết ta phải làm gì, ta biết ta là ai để tự quyết định trong mọi trường hợp hầu không nghịch lý giữa đạo và đời. Đó là cái khó của kẻ hành đạo hy sinh bất vụ lợi. Ta chỉ thật sự hy sinh cho lý tưởng khi ta không còn chính ta mà ta hòa nhập tan biến vào chính lý tưởng của mình.

Ta là lý tưởng và cái ta hiện hữu phải hoàn toàn biến mất từ vật chất đến tâm linh. Ta phải nhận thức ngay điều đó qua mỗi phút giây  của đời sống.

Có như thế ta mới có thể thực hiện lý tưởng một cách hữu hiệu được.

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng 
Bồ Tát Ma Ha Tát

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880