5-5-1984
*The Zen which can be described is not Zen.
*We cannot learn to understand Zen; we can only experience it.
*To be in the state of Zen is to be awakened in every thought and deed.
*To be in the state of Zen is to be in the state of Awareness.
*Zen has no boundery.
*All races are united in Zen.
*To attain Zen is to attain Nothingness.
*To attain Satori or Salvation is to attain an endless and unexpressed delight.
*To be in Zen is to live true to yourself.
*Zen is living in harmony with nature.
*Zen is accomodating to any circumstance.
*Zen is to look, to hear, to taste and to smell without any preconceived notion.
*Zen is awakening in an awakened state of mind.
*A Zenjin cannot be motivated or manipulated.
*Zen is the ability to explain to people what doesn’t exist in form and in life.
*Zen is not a passive, but an active state of mind.
*A Zenjin lives in reality rather than in illusion or imagination.
*A Zenjin has a clear mind.
*Zen is to look, to hear, to taste and to smell with clairvoyance.
*To be in the state of Satori is to be the Master of oneself.
*You can be in the state of Zen in different characteristic personalities and any kind of worldly activity.
*The Zen in the midst of the hubbub is the Real Zen.
*To understand Zen you have to empty your mind first.
*Zen is the ability to see people through their different personalities.
*A Zenjin has the ability to make people see different aspects of the personality that he wants to play at the time.
*A Zenjin is free from Love and Hate.
*When you use Zen vocabulary to describe Zen, there is no more Zen.
*When you know that you are in the state of Zen, then you aren’t.
*When you try to describe Zen, then there is a repetition or imitation involved in your mind.
*You are at the state of Salvation or Satori only when you feel free from Love and Hate. That is the Real Zen, the unfeel-feeling.
*How can you describe Zen when Zen is nothingness, emptiness, where there is no color, no odor, no beauty and no ugliness.
Tạm dịch:
*Thiền mà ta miêu tả được, không phải là Thiền.
*Ta không thể học để hiểu Thiền mà chỉ có thể sống và cảm nhận Thiền.
*Thiền là ở trạng thái tỉnh thức trong mỗi tư tưởng và hành vi của ta.
*Thiền là ở trong trạng thái Biết.
*Không có giới hạn nào đối với Thiền.
*Tất cả chủng tộc đều hiệp nhất trong Thiền.
*Đạt Thiền là đạt tính không.
*Ngộ hay đạt được giải thoát là được hạnh phúc vô biên không thể giải thích được.
*Thiền quán là sống thực sự.
*Thiền là sống hài hòa với thiên nhiên,
*Thiền là thích ứng với mọi hoàn cảnh.
*Thiền là nhìn, nghe, nếm, ngửi không phân biệt.
*Thiền là ở trong trạng thái tâm linh tỉnh thức.
*Thiền giả không bị việc gì hay người nào thúc đẩy hoặc vận dụng.
*Thiền là khả năng giải thích những sự việc không hiện hữu.
*Thiền không phải là một trạng thái tiêu cực, mà là trạng thái tâm linh sinh động.
*Thiền giả không sống trong ảo giác hoặc tưởng tượng, mà trong thực tại.
*Thiền giả luôn luôn sáng suốt.
*Thiền là nhìn, nghe, nếm, ngửi với tinh thần minh mẫn.
*Ở trạng thái giải thoát, mình làm chủ mình.
*Ta có thể ở trong trạng thái Thiền trong nhiều cá tính khác nhau và trong mọi hoạt động của đời sống.
*Thiền trong hoàn cảnh hỗn loạn mới thực sự Thiền.
*Muốn hiểu Thiền, trước hết ta phải ở trạng thái tâm không.
*Thiền là khả năng nhìn thấy người khác trong những cá tính khác nhau của họ.
*Thiền giả có khả năng làm cho người khác nhìn thấy từng cá tính của mình.
*Thiền giả không bị Yêu Thương hay Oán Ghét chi phối.
*Khi áp dụng ngữ vựng Thiền để diễn tả Thiền, thì không còn Thiền nữa.
*Khi biết ta ở trong trạng thái Thiền thì ta không còn Thiền chi nữa.
*Khi ta cố gắng miêu tả Thiền, thì tâm ta đã lập lại hoặc bắt chước.
*Ta chỉ ở trong trạng thái Thiền khi cảm thấy được giải thoát khỏi Yêu Thương và Thù Ghét. Đó là Chân Thiền, cái cảm giác-không cảm giác.
*Làm sao tả được Thiền khi Thiền là tính không, trống không, một trạng thái không màu sắc, không mùi vị, không có đẹp hoặc xấu.