87. THÂN TÂM TỰ TẠI

11 Tháng Hai 200512:00 SA(Xem: 77116)
87. THÂN TÂM TỰ TẠI

2-11-1994

Làm sao cho thân tâm tự tại? Và như thế nào là thân tâm tự tại?

Khi thân tâm tự tại, trái tim ta có còn xúc cảm, xúc động không?

Thân tâm tự tại có phải là an nhiên tự tại không?

Tự tại là gì? An nhiên là gì? Thần thức có bị xao động không?

Ngoại cảnh có còn ảnh hưởng mình không? Con người có còn ảnh hưởng mình không? Mình có còn thương người này ghét người kia không? Có còn sợ hãi không? Có phân biệt của ta của người không? Có tiếc rẻ không? Có còn muốn trì kéo thời gian, tình cảm với con người nữa không?

Có tạo ra sự an nhiên tự tại được không hay do sự tu tập?

Có phải an nhiên tự tại do sự chứng ngộ biết được lý sự vật từ không lại có do duyên khởi tạo tác và ta phải quán chiếu sự vật để hiểu rồi trở lại nguyên tánh?


Khi biết được duyên khởi tạo tác của lý, sự, thì không có gì khiến ta xao động tâm thức. Vậy lúc đến cũng như lúc đi, lúc có cũng như lúc không, lúc mất cũng như lúc còn do chứng ngộ chứ không phải do lý luận của tri thức thông thường.

Sự an lạc thật sự là không an lạc cũng không không an lạc, không giao động lẫn không không giao động. Như thế mới là chân như, Niết bàn tại thế. Không có cảnh cũng không không có cảnh. Đó mới là thân tâm an lạc thật sự.

Tâm nhận thức nhưng không phóng tâm, vì có phóng tâm mới qua chu kỳ biến chuyển giao động của tâm thức vui, buồn, hờn, giận. Tâm không phóng mới an nhiên tự tại. Tâm chỉ nhận biết và chứng ngộ chứ không tạo nên duyên khởi. Không tạo nên duyên khởi thì không tạo nghiệp lực thu hút ngoại cảnh tạo xao động xáo trộn làm ảnh hưởng ngược lại chính tâm thức của mình, làm thành một chuỗi nghiệp duyên không dứt.

Tâm an nhiên bất động thì thân an nhiên bất động, ngũ uẩn không có dịp tạo tác thân, khẩu, ý.

Sự bình an trong tâm thức là sự bình an không dồn nén, mà là sự bình an buông xả trong sáng, nhận thức mọi biến chuyển đi qua không tạo tác do sự thúc đẩy hay kềm hãm của tâm thức. Sự kềm hãm, lý luận, sợ sệt là đầu mối mọi tạo tác thu hút lục căn lục trần dậy khởi chuyển động, thôi thúc tâm, thân, ý gieo giống khởi nghiệp cho mọi tác động, hành vi sau đó, và có khi kéo dài nhiều năm trong cuộc đời, tạo thành những mối dây liên hệ trùng trùng khôn dứt.

Vậy phải giác ngộ trong mỗi giây phút để màn vô minh đừng che phủ gạt gẫm, ta mới không bị sự an nhiên tự tại giả tạo ảo tưởng che mờ tâm thức và tác động, tấn công ta sau đó khiến ta không biết cách đối phó giải trừ nghiệp chướng vì sự an nhiên tự tại giả hình đã che mờ căn nguyên sự tác động sâu xa của tâm thức ta.

Muốn an nhiên tự tại phải biết ta và biết người, phải dũng mãnh trực diện mọi duyên nghiệp, chướng ngại mới mong giải trừ nghiệp chướng được.

Sự tránh né nội tâm hay là ngoại cảnh chỉ tạo nên nghiệp chướng, chỉ buộc mà không mở, chỉ trói mà không buông tâm thức ta mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880