115- ĐỜI ĐẠO SONG TU

19 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 80670)
115- ĐỜI ĐẠO SONG TU

Thứ bảy 20-4-02 - 4:00 giờ sáng


Làm thế nào để có khả năng cải thiện được người kẻ có tham vọng, tham vọng về tiền tài, quyền lực, khả năng tâm linh, tưởng mình là Phật, là Chúa?


Làm thế nào để giúp cho họ giác ngộ? Giúp cho họ tỉnh thức? Giúp cho họ buông bỏ tham vọng?


Phải chăng ta hoàn toàn bất lực trước những câu hỏi trên vì con người là một sinh vật nguy hiểm vì họ học càng nhiều, biết càng nhiều mà không tự chủ thì càng nguy hiểm cho chính họ và cho những người xung quanh họ?


Ta có thất bại trước khả năng giúp họ thức tỉnh chăng?

 

Mỗi người đến mặt đất này có một đời sống mà họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ta không thể gánh lấy trách nhiệm của một người khác. Ta cũng như họ, trước hết phải trách nhiệm đối với đời sống tâm linh và vật chất của chính mình. Ta tự tu, tự tiến để tìm đến sự giác ngộ, thoát khỏi một đời sống đầy thú tính tham sân si hỉ nộ ái ố để tiến đến giải thoát. Giải thoát chính ta trước tại cuộc sống mà ta đang sống. Giải thoát khỏi mọi ràng buộc của tâm linh và vật chất của chính ta trước hết. Sau đó ta đem hết những gì đã tìm thấy để phổ biến cho mọi người. Công việc của ta chỉ có thế. Ta không cưu mang đời sống của người khác. Ta phải chấm dứt tham vọng cứu người và cứu đời. Có tham vọng cứu đời và cứu người thì ta sẽ đi đến sự tự hủy diệt, mù quáng và nhất là đi đến ảo tưởng của quyền năng giả tạo. Đó là một con đường thật nguy hiểm cho người hành đạo.


Hành đạo là chính mình thực hiện con đường mà mình tìm thấy là phổ biến chân lý, phổ biến một con đường đưa con người đến giải thoát để họ tự thực hành để giải thoát chứ ta không giải thoát cho họ.


Phải diệt ngay tham vọng cứu người và cứu đời của ta tức khắc.


Ta chỉ hết lòng phổ biến chân lý, phổ biến những gì mà ta tìm thấy, mỗi người nhận được họ sẽ sử dụng tùy theo căn cơ và trình độ của họ. Họ tiến nhanh, tiến chậm. Họ tiến hay lùi, đều do nội tâm và hoàn cảnh của họ. Mỗi người đều tự chọn con đường mình đi chứ ta không chọn cho họ. Bổn phận ta là chỉ phổ truyền chân lý chứ không nên có tham vọng thay đổi đời sống của người khác hay sinh mệnh của người khác. Điều quan trọng của một người truyền đạo là phải có THIỆN TÂM chứ không có GIẢ TÂM. Ta giúp họ với một mục đích duy nhất là giúp họ THẤY. Khi họ thấy rồi thì tự họ quyết định dùng sự THẤY BIẾT đó cho phù hợp với cuộc đời họ. Họ muốn dùng sự Thấy Biết đó để hướng đời sống của họ hay thay đổi đời sống của họ là việc của họ. Họ muốn ngủ yên trong đời sống của họ là do họ quyết định, ta không quyết định giùm họ.

 

- Làm sao để tâm ta bình an không sợ hãi là sự thấy biết mà mình đã giúp cho họ có thể làm cho họ khổ khi họ nhìn được sự thật? Cái sự thật phũ phàng mà họ chưa được thấy vì đã bị hạnh phúc hay đau khổ của trần gian che phủ?


- THẤY BIẾTGIÁC NGỘ. Khi con người được giác ngộ họ sẽ được sung sướng tột bực về nhu cầu tâm linh. Còn áp dụng sự giác ngộ đó như thế nào trong đời sống thì do sự quyết định của mỗi người. Có người giữ sự giác ngộ trong đời sống sâu thẩm của tâm linh. Cũng có kẻ sẽ áp dụng trong đời sống bằng cách thực hiện những gì mà mình đã THẤY BIẾT bất chấp sự va chạm, thay đổi của đời sống mà họ đang hưởng thụ hạnh phúc hay đau khổ. Có kẻ đang đau khổ thì trở nên sung sướng nhờ giác ngộ vì bước ra khỏi sự đau khổ vì mù quáng. Có kẻ đau khổ vì nhận diện được hạnh phúc giả tạo mà họ đang có, để tìm đến hạnh phúc thật của sự trường cửu.


Ta phải chấm dứt tư tưởng cưu mang đời sống của người khác thì ta mới có khả năng thăng tiến trong đời sống tâm linh. Muốn có hạnh phúc trong đời và đạo hay đời và đạo song tu thì ta phải ở trong trạng thái Tâm Không, tức không vướng mắc.

 

* Thế nào là Đời Đạo song tu???


Đời Đạo song tu là Đạo và Đời không nghịch nhau và cả hai phải hành song song - không bị sự nghịch lý.


Đời Đạo song tu là một trình độ tuyệt đỉnh của một kiếp con người. Vì có những điều thuận đạo thì nghịch với đời và ngược lại.


Đời Đạo song tu là trình độ của người hành đạo TÂM KHÔNG. Nếu không đạt được trình độ này thì người hành đạo luôn luôn sống trong sự nghịch lý và lẩn quẩn không lối thoát. Nếu muốn nói rõ thì đó là con đường cụt đưa đến bí lối.


Có bao nhiêu kẻ không có khả năng Đời Đạo song tu đã đem đến tai tiếng cho tôn giáo, giáo hội của mình vì họ luôn sống trong nghịch lý. Họ hành sử theo quy luật giáo hội và đồng thời không kềm chế được tính người của mình.

 

Đạo đưa con người đi đến giải thoát còn giáo điều đưa con người đến sự kềm hãm thú tính lẫn kềm hãm tâm linh. Thay vì ta đưa tâm linh và thể xác đi đến sự thăng tiến thì ta lại dồn nén để nó hoành hành không lối thoát đưa đến những hành động bất ngờ do thú tính bộc phát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880