108- LỤC THÔNG

19 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 75235)
108- LỤC THÔNG

29-12-98

Tất cả mọi hiện tượng tâm linh, vật chất, hữu hình vô hình, hữu ảnh vô ảnh, hữu thể vô thể đều nằm trong định luật của trật tự thiên nhiên của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.


Tâm, thân, ý cũng nằm trong trật tự đó. Có ai ăn no mà lại thèm ăn, có ai uống đủ mà lại khát nước. Có ai đang hạnh phúc mà thèm hạnh phúc. Có ai được tu mà lại thèm muốn tu và có ai là Phật mà lại muốn thành Phật.


Vậy thì có ai đang giải thoát mà ước vọng giải thoát chăng?

 

Cái muốn phải chăng là cái "chưa có," "chưa đạt."

 

Chỉ có người điếc mới muốn được nghe. Người mù muốn được nhìn thấy và người câm ao ước được nói.

 

Tiến trình tu học là cả một sự lặp đi lặp lại từ có đến không và từ không đến có. Từ hữu đến vô, từ vô đến hữu.

 

Tại sao?

 

Vì sự tiến hóa không ngừng của vũ trụ, và con người phải học hỏi để tiến hóa cho nhịp nhàng với vũ trụ để không rớt ra ngoài chu kỳ xoay chuyển của thiên cơ. Thiên cơ là việc xảy đến. Nếu không tiến hóa con người sẽ bị thụt lùi hoặc đi ngược lại, sẽ bị hụt hẫng sai chiều nghịch lý.

Vì thế cho nên tại sao một việc làm thuận thời này mà lại nghịch thời khác. Đó là vì con người vô minh không mở trí thu nhận điển quang quy tụ những luồng tư tưởng của thế giới, của các bậc siêu nhân, trí tuệ sáng suốt, khai nhãn khai thông tâm trí, biết được con đường nào đúng để dẫn dắt loài người.

 

Kinh điển là trí thức, là chân lý đời đời bất diệt, nhưng chân lý đó phải được uyển chuyển theo mọi môi trường và sự chuyển hóa xoay vần của vũ trụ cùng sự tiến hóa và phát triển tâm linh của con người cùng vạn vật.

 

Muốn phát triển và khai triển chân lý cho hợp thời hợp lúc người tu phải có công năng và huệ năng. Có công năng và huệ năng mới sáng tạo được. Người ôm chân lý mà không có huệ năng khai mở, không sáng tạo, thì chân lý đó chỉ còn là "chân lý không tưởng." Chỉ để nhìn, ngắm, chiêm nghiệm, thờ phượng mà không giúp được con người đạt đạo.


Người đạt đạo phải ở trình độ có mà không có, biết mà không biết, không luận đạo, không nói đạo vì còn luận đạo và nói đạo là còn vướng mắc trong luân hồi nghiệp chướng chưa có lối thoát. Chưa có lối thoát vì còn kẹt vào từ ngữ đạo, giới luật đạo.


Đạo không phải là từ ngữ và cũng không phải là giới luật. Giới luật là cho người học đạo chớ không phải cho người ngộ đạo, biết đạo, cũng như bản đồ dành cho những kẻ chưa biết đường.

Người đạt đạo thấy không cần mắt dù nhắm mắt, nghe không cần tai, nói không cần lời mà trao đổi tiếp nhận bằng tâm thức, bằng Lục Thông.


Người có Lục Thông là người rành giới luật nhưng không cần giới luật mà vẫn không đi trật giới luật, cũng như người biết đường không cần nhìn bản đồ vẫn không đi lạc đường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880