81. NGHỊCH CẢNH DO MÌNH

01 Tháng Hai 200512:00 SA(Xem: 74722)
81. NGHỊCH CẢNH DO MÌNH

Rằm tháng giêng Quý Dậu
5-2-1993

Từ đây sẽ không còn gặp thử thách nữa, như mình  đã biết và nhận thấy qua kỳ nhập thất này. Đã đến trình độ cắt dứt mọi tình cảm, cảm xúc một cách tự nhiên không cần cố gắng, bắt buộc hay tránh né. Tất cả đều hoàn toàn do chính mình.

Mọi việc làm đều do sự sắp xếp hướng dẫn của bề trên, qua sự thu hút các dòng điện, nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của bề trên. Tuy đã nhận thức điều đó, nhưng vẫn phải kiên nhẫn, chịu khó, hạ mình để làm những việc khó và những việc không thích.

Làm việc Đạo là phải như vậy. Phải làm việc thích lẫn việc không thích. Phải làm việc cao lẫn việc thấp. Đôi khi phải chịu nhục, phải nhường nhịn khi cần. Vậy mới hiểu rõ câu mà Đức Thầy đã dạy: "Ta chịu khổ khổ cho bá tánh."

Tuy nhiên nghịch cảnh là do mình. Mình cho là nghịch cảnh vì mình không thích. Mình còn so sánh xấu đẹp, cao thấp, còn cho mình hơn người khác. Hãy dẹp bỏ cái tôi cao ngạo, dẹp mọi sở thích, dẹp mọi ngăn cách giữa ta và người, dẹp mọi chướng ngại của ngoại cảnh, thì mọi cảnh ngộ sẽ là nơi ta có thể an nhiên tự tại. Ta sẽ có mọi giây phút tuyệt vời dù ở bất cứ không gian hay thời gian nào, cảnh ngộ và con người nào quanh ta.

Tâm còn dấy động bởi ngoại cảnh, con người xung quanh, thì ta sẽ không trụ tâm được khi đối đầu với ngoại cảnh và con người đó. Không trụ tâm, không tập trung tư tưởng được, thì ta không làm chủ ta, và làm chủ ngoại cảnh cùng con người xung quanh ta được.

Phải ở hạ giới bằng thân xác mà thần trí ở thượng giới, luôn luôn sáng suốt, dịu hòa. Như vậy dòng điện và hơi thở không hỗn loạn, nhiệt lượng trong người không thay đổi. Tâm thần sẽ bình yên không rối loạn. Ta phải hiểu con người và ngoại cảnh, nhưng ta phải là người hướng dẫn con người và ngoại cảnh đó.

Đừng lo sợ, trình độ sẽ đạt được từ từ theo sự tu học. Ta không cần cố gắng, vật vã, vì trình độ tu học chỉ tiến chứ không lùi. Các vị bề trên luôn luôn bảo vệ và hộ trì người tu để tiến dần từng bước một. Nhờ không đi hia bảy dặm nên rất vững vàng mặt đời lẫn đạo. Sự học hỏi, nghiên cứu do ta cũng có, nhưng luôn luôn được sự tiếp dẫn hộ trì qua các luồng điện của các bậc thức giả thiêng liêng. Nhờ không biết trình độ của mình cao đến đâu, nên ta luôn luôn cố gắng học hỏi, khiêm nhường, tiến bước.

Lòng chí thành, lễ bái các vị thiêng liêng luôn luôn, đã giúp ta luôn tự giác và giác ngộ, rút ngắn hành trình tu học.

Tự giác ngộ luôn luôn chính là để bảo vệ lấy bản thân để biết việc gì nên và không nên làm, lúc nào tiếp tục và lúc nào ngưng. Việc nào làm vì mình và việc nào làm vì nhu cầu chung cho quốc gia và Đạo Pháp.

Sự giác ngộ trong mỗi sát na cũng giúp ta không bị lôi cuốn bởi bản ngã của mình. Giúp mình dừng lại, trụ tâm để biết mình, vai trò mình, công việc của mình phải tiến hành ra sao. Biết để đừng thất vọng lẫn hy vọng, đừng tạo hoàn cảnh cho nhu cầu mình, mà phải uyển chuyển theo nhu cầu chung cho ĐẠI CUỘC.

Người hy sinh cho ĐẠI CUỘC bề trên không bỏ rơi. Sự hạnh phúc, tận hưởng là do tâm thức mình, chứ không phải do con người và ngoại cảnh đem đến.

Hạnh phúc vĩnh cửu chỉ có ở những kẻ có trình độ BẤT PHÂN hay NHẤT NGUYÊN.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880