66. Bình tâm thì ít bệnh hoạn. (10-1-15) 11 giờ 30 sáng.

07 Tháng Bảy 201512:32 SA(Xem: 3244)
66. Bình tâm thì ít bệnh hoạn. (10-1-15) 11 giờ 30 sáng.

 

Cái gì mà con người muốn đạt được để có lợi cho chính mình và người xung quanh liên quan đến mình là sự bình tâm.

Sự bình tâm là sự quân bình của tâm hồn. Không cảm thấy mình cao quá, vật chất quá hay tâm linh quá, mà mình phải đứng vững hai chân trên mặt đất, gần gũi với con người, nhìn mình cho rõ và nhìn mình cũng thật rõ – hay còn gọi là thấy rõ chân tướng của mọi sự vật.

Chỉ có nhìn rõ, thấu chân tướng của mọi sự vật thì cuộc đời, đời sống tinh thần và vật chất mình mới không bị chao đảo. Mới không thấy lúc này như vầy và lúc khác lại thay đổi cái nhìn hay lúc thương lúc ghét, lúc giận lúc yêu.

Phải bình tâm nhận ra chân tướng mọi sự vật thì mới không bị ảnh hưởng của mọi xúc tác bên ngoài, lẫn cảm xúc cá nhân của riêng mình.

Sự vật quanh ta thay đổi không quan trọng bằng ta thay đổi. Có nhiều lúc quanh ta không thay đổi nhưng ta tưởng nó thay đổi vì chính nội tâm mình biến chuyển, chuyển hướng xoay chiều, làm đảo lộn mọi thứ vì chính sự thay đổi trong tâm ta đã làm cho mọi thứ quanh ta bị ảnh hưởng. Đó là những trận bão lòng khiến cho nội tâm và ngoại cảnh bất an, xoay chiều, đổi hướng.

Nội tâm xoay chiều đổi hướng liên tục khiến cho cuộc sống bất an thì đó là do ta mà ta không biết.

Đức Thầy đã dạy một câu ngắn, gọn nhưng nhiều ý nghĩa “Tâm bình tịnh được thì phát huệ”. Đó là một yếu chỉ của Đấng Tôn Sư khuyên ta nên trụ tâm trụ tánh.

Tâm trụ, thì ý trụ, thân trụ, bệnh hoạn của người già hầu như vì hay suy nghĩ lung tung, từ quá khứ đến tương lai.

Người già sống bình tâm, có trí tuệ, sẽ có một đời sống ít bệnh hoạn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880