Nét độc đáo của Bửu Sơn Kỳ Hương Phật Giáo Hòa Hảo là thờ một tấm trần trước là màu đỏ sậm, vì có người giả danh, nên sau này đổi lại màu dà. Đó là một mảnh vải được đặt vào khuôn hình để nơi cao nhất, chánh giữa của bàn thờ.
Vào năm 1849, khi Đức Phật Thầy khai đạo là một hiện tượng đặc biệt của Phật Giáo vì chỉ có một biểu tượng tấm trần màu đỏ sậm nói lên tinh thần hòa hợp cao cả hiếu hòa, hiếu thuận, không phân biệt từ màu da, sắc tộc, tôn giáo, đẳng cấp, nghèo giàu, học thức hay dốt nát.
Một tinh thần tối thượng hòa đồng đi ngược lại sự hiếu chiến của con người, của các quốc gia cho đến hôm nay vẫn còn tranh chấp, chiến tranh giữa tôn giáo vẫn còn như sự đổ máu giữa Phật Giáo và Hồi Giáo tại Miến Điện, hay các cuộc tấn công bằng bom người của tín đồ Hồi Giáo vân vân.
Vì lá cờ đạo của Bửu Sơn Kỳ Hương đã nói lên tinh thần hòa bình, hòa đồng, công bằng với tình yêu đồng bào đất nước quyết bảo vệ tổ quốc nên cộng sản quốc tế và cộng sản Trung Hoa mới manh tâm tiêu diệt, hãm hại và muốn triệt hạ một tôn giáo xuất phát từ lòng dân tộc này.
Sự ra đi vắng mặt của Bậc Giáo Chủ đã nuôi dưỡng lực sinh tồn của Phật Giáo Hòa Hảo được phát triển và mạnh mẽ hơn, không những đối với người miền Nam mà sẽ lan rộng ra khắp miền Trung và miền Bắc trước các lực ngoại xâm.
Sự manh tâm xâm lấn của Trung Cộng từ việc đặt giàn khoan, xây cất sân bay trên đảo của Việt Nam, đem máy bay tàu chiến đâm tàu ngư dân, bắt giam ngư phủ, nhất là đòi kiểm soát hầu hết khu vực biển Đông, không những thức tỉnh giới cầm quyền mà đối với cả người dân bị ru ngủ bao năm với tinh thần buông xuôi.
Không những thức tỉnh mà người CS nhìn lại cả một lịch sử dân tộc bị đầu độc bởi một chánh sách thay vì giải phóng dân tộc thì là tự diệt chính dân tộc mình. Tự mình chặt tay, chặt chân để quy hàng dâng đất.
Sự thức tỉnh càng muộn thì sự lo sợ càng tăng. Chính sự lo sợ đó sẽ khiến họ có quyết tâm cứu nước, để không biến mình thành tội đồ của dân tộc.
Gửi ý kiến của bạn