87. Trong ta có người

04 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 78828)
87. Trong ta có người

4-1992

Làm sao để khôn hơn những kẻ gian ác?

- Phải học.

Làm sao phải khôn hơn họ mà không gian ác làm hại người?

- Phải có trí tuệ Bát Nhã vượt lên mọi sự gian ác hay hiền lương, để nhìn vào bàn cờ tiến thoái như thế nào mà kết quả là phục vụ một mục tiêu, một hoài bão cho cộng đồng chung nhân loại. Phải vượt mọi nhơn ngã, phàm tánh, xem mọi người đều bình đẳng và ngay cả ta cũng không phân biệt cao thấp, hơn kém đối với người.

Muốn học cho trọn vẹn bài học, ta phải đi từ dễ đến khó, từ cái muốn đến cái không muốn, từ việc thuận đến việc nghịch. Càng khó, càng trắc trở gút mắc, bài học càng sâu.

Bài học từ chỗ thanh vắng cô đơn đi đến nơi náo nhiệt "chợ đời", tiến dần lên xã hội nhân quần và phục vụ đất nước, rồi mới đến nhân loại chúng sinh.

Mỗi giai đoạn đều có bài học khó khăn mới mẽ hơn nhưng sẽ không khó vượt qua, vì trình độ và khí lực người tu học gia tăng qua các tiến trình học hỏi. Vì thế khó mà không khó vì mọi cơ năng sẽ phát triển và tiến triển tinh vi hơn. Bộ óc sáng suốt sẽ ghi nhận rõ rệt và chính xác mọi dữ kiện xảy ra hơn, mọi phản ứng thuận lợi để ta biết cách xoay trở đối phó.

Muốn học hỏi sẽ có cơ hội học hỏi. Phải biết nắm lấy cơ hội, đừøng nghi ngại sợ sệt trốn chạy. Vì càng trốn chạy bài học càng khó khăn hơn và càng gây nhiều mâu thuẫn và phức tạp hơn. Càng nắm lấy nó nhẹ nhàng, tự nhiên việc càng đỡ rối rắm, đỡ gây chú ý và dễ học hỏi đối phó.

Muốn học người phải nghe người hơn nghe ta. Muốn biết, muốn hiểu người hơn, phải tỏ ra "ngu" hơn người, "yếu" hơn người, "vụng về" hơn người. Vì nếu tỏ cho người là ta Biết, là ta đã "đóng" cánh cửa đi vào tâm hồn người.

Muốn làm việc cho có kết quả, ta phải biết sự biến chuyển nội tâm của người.

Khi ta biết ta là ta biết người, đồng thời ta phải biết người chỉ có một phần giống ta, phần còn lại của người thì ta phải học. Ta phải học phần còn lại của ta trong người họ; vì ở trong mỗi người, phần còn lại của ta đều khác nhau.

Nói rõ hơn: Phần còn lại của A khác với B, phần còn lại của đàn ông lại khác với đàn bà, trẻ thơ khác với ông già và ông già khác với bà già. Ngoài ra còn có ngoại cảnh khác nhau và nguồn gốc chủng tộc khác nhau.

Ta đã bỏ quá nửa đời người để học về ta, liệu ta có đủ thời gian để học về người?

Ta phải học ở một số con người để lấy làm mẫu số chung, nhất là môi trường tiếp xúc và làm việc của mình rồi từ từ lan rộng ra.

Tiến trình sẽ khiến ta đi rất nhanh để làm việc cho kịp với thiên cơ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880