145. Không đi lạc đường

07 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 78410)
145. Không đi lạc đường
Chủ nhật 2-3-2003 - 11:00 khuya

Khi muốn hiểu một vấn đề, ta cần phân tích, quan sát, nhận định vấn đề.

Khi muốn biết, thì cần phải học hỏi, quan sát, quán chiếu, tìm hiểu và vượt lên những nhận định chủ quan mới đạt được cái biết thật sự vì không còn định kiến và bị ảnh hưởng bởi những gì mình thu thập trước khi đưa ra nhận định khách quan.

Muốn không đi lạc đường, ta phải làm sao? Ta phải giữ trạng thái vô tư thiền định và giải thoát, không đặt mình vào bất cứ vị trí nào của hữu vi lẫn vô vi.

Nếu không biết rõ con đường mình đi thì ta không bao giờ đạt đạo được. Con người luôn luôn còn nằm trong giới hạn, suy nghĩ trong giới hạn và hành động trong giới hạn của thời gian và không gian.

Người có sứ mạng làm việc phải vượt thời gian và không gian, lẫn không giới hạn vì không bó mình vào định luật của trần gian hữu hạn, sự quy định mọi giới hạn của con người dùng quy luật để kềm chế nhau.

Làm việc với cõi thiên thực hiện sứ mạng phải ở thể "tâm bất loạn" có nghĩa là không nghĩ lúc như thế này rồi lúc như thế kia, lúc làm như thế này thì tốt và lúc khác lại cho là xấu là sai.

Ta phải thực tập hành động với tâm không bất vụ lợi. Việc đến và việc đi như nhau. Làm cũng như không làm. Tâm luôn an định nhẹ nhàng trong sáng vì trong trí não không một gợn sóng không một ý nghĩ tốt xấu, hay dở, sai hay đúng.

Việc đến ta không rung động sợ hãi, việc qua ta không lưu luyến, nuối tiếc, hay hãnh diện, vì ta đã hành xử tâm không. Việc đến, ta nhận, việc đi, ta cho qua  với một tâm trạng bình an.

Tâm hữu và tâm vô ở trạng thái hòa hợp nhịp nhàng không ly tâm. Ta vẫn còn ở thể ly tâm nếu lúc ta như thế này, lúc ta như thế kia. Đó là trạng thái còn xáo trộn giữa hai thế giới hữu vi và vô vi. Đó là trạng thái bất tri kiến, trạng thái mù. Ở trạng thái đó, ta còn đi lạc đường, vì chưa ĐỊNH.

Ở thể ĐỊNH liên tục, ta sẽ hoàn toàn tự tin tự chủ lấy bản thân, cuộc đời và đường đi của mình. Lúc đó mình không còn đi tìm vị PHẬT đã hiện diện trong TÂM của mình. Ở thể ĐỊNH tâm không còn phân tán, con người ở trạng thái sáng trong Toàn Diện.

Cầu xin ơn trên hướng dẫn cho đi đúng đường là còn sợ đi lạc đường. Còn cầu nguyện là còn sợ. Sợ sai sợ đúng, sợ mất mát, sợ khen chê, sợ tốt xấu.

Con đường đạo là con đường trở về nội tâm, chân tâm. Khi ta đi trở vào tâm để tìm Phật Tánh thì không bao giờ sai đường mà càng ngày càng phát huy tánh thiện, Phật Tánh, phát triển trí tuệ thâm sâu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880