33. Sự trường tồn của dân tộc

03 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 87081)
33. Sự trường tồn của dân tộc

28-12-1988

*Tự Lãnh Đạo

Thế nào là Đời Đạo song tu?

Làm sao để quân bình trong cuộc sống?

Muốn quân bình cuộc sống, con người luôn luôn phải sống cả hai mặt Đời và Đạo. Trong hiện tại, ta không thể quên lo về mặt vật chất để chỉ lo về mặt tinh thần, hoặc chỉ hoàn toàn lo về mặt vật chất mà quên tu chỉnh phần tinh thần được.

Một số người bị mất quân bình trong cuộc sống, vì thiếu căn bản đạo đức khi đổi môi trường sống từ nơi nghèo nàn thiếu phương tiện đến nơi đầy đủ tiện nghi phù phiếm, nên họ ham mê vật chất chỉ cốt làm sao hưởng thụ hết mình. Một số khác chỉ sống thiên về tinh thần đạo đức. Khi nhìn thấy xã hội vật chất làm cho những đồng hương, những người gần gũi quanh mình sống bỉ ổi, tham lam, ích kỷ, gian manh..., họ trở nên buồn chán đâm ra thất vọng mất niềm tin thu mình vào cuộc sống riêng, nhắm mắt trước cái xã hội mà họ bất mãn. Có người lại vì thất vọng mà bám vào thần linh đi đến dị đoan mê tín cuồng tâm.

Vậy muốn tránh cả hai trường hợp trên ta không nên khinh thường vật chất hay tinh thần mà hãy xem hai điều đó quan trọng như nhau. Để tránh xáo trộn nội tâm đưa ta đến bất quân bình trong cuộc sống, trước hết ta phải chấp nhận hiện tại. Ta không thể có một cuộc sống an lành khi tâm trí ta cứ mãi mơ ước những gì không có mà cứ tiếp tục chối bỏ những cái hiện có. Ta sẽ bị dày vò đau khổ vì sống trong không tưởng.

Vậy chấp nhận hiện tại là chấp nhận những gì?

Chấp nhận hiện tại là chấp nhận môi trường sống hiện tại, hoàn cảnh sống hiện tại, khả năng hiện tại trong môi trường mới và những người cùng sống với ta trong một hoàn cảnh mới đó (gần nhất là gia đình ta). Chỉ có chấp nhận hiện tại, ta mới chấp nhận sự cải hóa cái xấu thành tốt, ít nhất là cho các người sống quanh ta.

Sự không chấp nhận hoàn cảnh mới đưa ta đến xa lìa hiện tại. Thay vì tìm cách xây dựng, phát triển những gì hiện hữu ta lại sống với ảo ảnh.

Muốn tránh các điều trên ta phải làm sao?

Muốn tránh các điều trên, mỗi cá nhân phải thức tỉnh, nhìn kỹ chính ta hiện ở đâu, đang làm gì, đang thấy gì, nghe gì. Mỗi cá nhân phải tự lãnh đạo lấy chính mình, biết mình phải làm gì để cuộc sống hiện tại được quân bình cả về hai mặt Đời và Đạo.

Khi ta biết lãnh đạo chính ta, ta sẽ nhìn thấy ai có thể là người lãnh đạo mình.

*Chọn Người Lãnh Đạo

Tại sao khi tự lãnh đạo được, ta sẽ nhìn thấy người nào có thể lãnh đạo mình?

Trước khi đi đến tự lãnh đạo, ta phải qua các chu kỳ tìm lại chính mình tức ta phải xét lại giá trị thật, trình độ thật và khả năng thật của mình.

Khi thấy được cái thật của ta, ta sẽ nhìn thấy cái thật của người. Khi ta không còn tự gạt gẫm mình, thì không ai có thể gạt gẫm ta được. Không ai có thể đem các hào quang giả tạo như tiền bạc, địa vị, bằng cấp, danh tiếng, thế lực che mắt ta được, mà trái lại ta có thể nhìn thấy người lãnh đạo thật, nhân tài thật dù người này không danh tiếng, không địa vị, không bằng cấp, không tiền bạc. Khi ta phát hiện ra được những tiếng nói chân thật của ta, ta sẽ nghe được tiếng nói chân thật của người. Lúc đó ta không còn chọn lầm nữa.

Người lãnh đạo là một người như thế nào?

Người lãnh đạo trước hết phải quên mình mà chỉ nghĩ đến lợi ích chung cho mọi người, cho dân tộc. Sự quên mình chưa đủ mà phải có thêm sự sáng suốt để nhìn xa thấy rộng, để có một cái nhìn tổng hợp cho tương lai trường tồn của dân tộc. Tương lai đó phải phù hợp với lòng người và lòng trời.

Một dân tộc muốn trường tồn trước hết phải xây dựng tình thương dân tộc. Thù hận, giết chóc chỉ đưa dân tộc đến diệt vong.

Muốn xây dựng tình thương dân tộc mọi người phải tự hiểu dòng máu đang luân lưu trong huyết quản của mình là dòng máu gì? Tiếng nói của mình là tiếng nói gì? Mảnh đất của mình ở đâu? Da của mình màu gì? Tóm lại, phải biết Nguồn gốc của mình ở đâu?

Hãy tự hỏi và tự trả lời để biết chính ta phải làm gì đễ giữ nguồn gốc của mình, để biết thương yêu và bao dung những người cùng chung nguồn chung gốc với mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880