148. Khách quan

07 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 79705)
148. Khách quan

18-4-2003

Đi đứng nằm ngồi, hành động, bất động, nói và không nói, suy nghĩ và không suy nghĩ, trong thể Định.

Phải trong thể Định để dứt bỏ thành kiến và định kiến về tất cả những gì xảy ra trong thì hiện tại để có nhận thức khách quan toàn diện.

Có nhận thức khách quan toàn diện, không thương, không ghét, thì không nhận xét  chủ quan.

Khách quan chỉ có khi cái tôi có mà không có. Có để hiện diện với đầy đủ lục giác. Và không là không dùng đầu óc còn chìm trong quá khứ để phán đoán.

Tất cả sự vật, con người  đều thay đổi trong tíc tắc, trong mỗi sát na. Ta có cái tôi đầy quá khư,ù mà quá khứ ảnh hưởng trên hiện tại và vị lai thì tánh chủ quan nhảy vào ngay tức khắc.

Một nhà báo muốn đóng góp sự lợi ích của ngòi bút mình phải là người yêu tổ quốc mà nhìn tổ quốc với con mắt khách quan, nhìn quyền lợi của quê hương mình, dân tộc mình, tương lai thế hệ trẻ là ưu tiên hàng đầu, thì mới biết mình hướng sự tranh đấu cho quê hương đi về đâu.

Trái lại nếu ôm cái ngã của ta quá nặng thì cả một khối đen đau buồn thù hận bao trùm đầu óc, bao trùm lục giác, bao trùm lục căn và ảnh hưởng lục trần thì cả một dân tộc sẽ thoái hóa.

Việt Nam hiện nay đang bế tắc. Các nhà lãnh đạo bất tài không lối thoát. Trong thời gian chờ đợi sự đào thải, họ chỉ tìm cách vơ vét tiền của để có thể tồn tại trong thời hậu cộng sản.

Những người cộng sản thật sự yêu nước, yêu dân tộc, yêu tuổi trẻ phải vượt cái ngã, vượt sự sợ hãi thì mới giúp vào công cuộc cứu nguy dân tộc được.

Người Việt yêu nước tại hải ngoại phải vượt được cái tôi chứa đầy đau buồn thù hận khi mất nước, mất tất cả, để mở rộng cõi lòng đối diện thực tế bên kia bờ đại dương, nơi có hằng triệu mầm non thiếu dinh dưỡng, thiếu học vấn, thiếu cả một tương lai tươi sáng mà con em của mình ở nước ngoài đang được hưởng. Và cá nhân mình đang được hưởng với đầy đủ tự do cho đời sống tâm linh và tiện nghi cho đời sống vật chất. Những gì ta vứt bỏ dư thừa hàng ngày từ thực phẩm cho đến thuốc men, cũng đủ làm cho một dân tộc sống no đủ.

Chúng ta là những nhà báo nhưng chúng ta chưa dùng đủ hết năng lực, sức mạnh của Truyền Thông vì chúng ta còn chia ly, phân tán.

Có khi chúng ta còn dùng phương tiện truyền thông để phát triển cái Ngã của mỗi người, của phe nhóm, nên chưa thật sự phụng sự cho dân tộc được. Chúng ta đã dùng “nước ngọt” để rửa chân thay vì cho người đang khát nước uống. Chúng ta chưa vận dụng đầy đủ phương tiện truyền thông để xây dựng, nâng đỡû nhau, gây sức mạnh cho cộng đồng sống xa quê hương, xây dựng một tập thể Việt Nam Hải Ngoại.

Có quá trễ rồi chăng sau 28 năm lưu vong tị nạn nơi xứ người.

Ngày họp của Đại Hội Truyền Thông
Báo Chí Hải Ngoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880