47. Đối thoại hay độc thoại

03 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 69998)
47. Đối thoại hay độc thoại

8-1990

Thế nào là sự trao đổi trong đối thoại?

Đối thoại phải có kẻ nói và người nghe rồi kẻ nghe người nói. Nếu cả hai cùng nói thì buổi nói chuyện sẽ trở thành độc thoại vì cả hai bên đều nói những gì mình có sẵn, biết sẵn, nghĩ sẵn. Họ chỉ gặp nhau để tuôn ra những gì họ muốn bày tỏ. Họ chỉ cho mà không nhận. Nếu cuộc đối thoại chỉ là độc thoại của cả hai bên thì cả hai cùng cho và không ai nhận thì sự đối thoại sẽ không còn là đối thoại nữa. Sự đối thoại thật sự phải có kẻ nói người nghe và kẻ cho người nhận. Có kẻ nói người nghe thì câu chuyện mới mạch lạc. Hai tư tưởng được trao đổi và truyền đạt với nhau để nẩy sinh những tư tưởng mới, khám phá mới.

Mọi người đều thích nói và ít người thích lắng nghe. Lắng nghe người ta nói và lắng nghe chính mình. Lắng nghe những khai mở của tâm linh mình trong mỗi giây phút. Mỗi khi lắng nghe thì mọi sự suy nghĩ, mọi thói quen dừng lại. Ta kịp thời sửa chữa để trở về với chân tâm tự tại, tự tha thứ ta và tha thứ người trong giây phút bất chợt nhìn thấy lỗi ta và lỗi người.

Giây phút lắng nghe càng nhiều ta cắt bớt lỗi lầm chính ta, ta thương ta và thương người nhiều hơn. Ta biết ta và biết người nhiều hơn. Sự chân thật nơi ta và người quanh ta gia tăng và dĩ nhiên sự sai lầm, xung đột giữa ta với người ít hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880