31. Thiên ý

03 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84047)
31. Thiên ý

29-4-1988

Tất cả mọi cá nhân đã được lựa chọn do duyên nghiệp tiền kiếp hay vì nhu cầu làm việc cho chu kỳ thanh lọc để tiến tới thời Thượng Ngươn Thánh Đức đều được bề trên theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Sự sáng suốt và tài năng một phần do mỗi cá nhân tu học và đạt được, một phần do Ơn Trên trợ lực giúp đỡ tùy theo khả năng nhận của cá nhân đó. Không một cá nhân nào có quyền cho rằng tất cả tài ba và khả năng là hoàn toàn do mình. Sự cống cao ngạo mạn hà hiếp những kẻ trình độ thấp hơn mình vì lý do gì cũng đều không được Ơn Trên chấp nhận vì mọi người đều bình đẳng tu học. Nếu vì giỏi hơn, sáng hơn, và khôn hơn mà cống cao ngạo mạn sẽ bị trừng phạt nặng nề cho dù đã tiến hóa bao nhiêu cũng không được miễn. Nếu cống cao ngạo mạn là chính mình lấp lấy con đường mình đi và tự đào bẫy cho chính mình.

Nếu kiên nhẫn biết chịu đựng thua thiệt, đau khổ, biết nhún nhường sẽ không bị bỏ quên. Người biết tự kiểm thảo mình sẽ luôn luôn được dẫn dắt đến nơi đến chốn. Nên giữ vững lòng tin đừng nóng lòng, cứ kiên nhẫn tiến bước rồi sẽ thấy kết quả.

*Phải đóng góp bằng mồ hôi

Người chọn con đường tu có được chọn một cuộc sống an lành không?

Làm thế nào để biết những việc mình làm là do Ơn Trên hướng dẫn chứ không phải do mình muốn?

Ta không thể mượn cớ như một số đạo sĩ cho rằng chỉ cần đóng góp bằng tư tưởng mà ta phải đóng góp bằng công lao, bằng mồ hôi và sự làm việc. Việc nhận trách nhiệm của một người tu thì khó mà việc trốn trách nhiệm của một người tu thì dễ. Nếu muốn trốn trách nhiệm, thì người tu có muôn ngàn câu nói, muôn ngàn cách để bào chữa cho chính mình. Phải hiểu tu là để gánh vác chịu cực, chịu khó để làm việc cho bá gia bá tánh chứ không phải tu là để nhàn hạ sung sướng. Ý nghĩa tu là phải cởi bỏ, có nghĩa là cởi bỏ sự ích kỷ, tham lam cho mình nhưng phải gánh vác việc chung.

Nếu đã định hướng đi của mình là làm việc cho đại đồng thì khó khăn cực khổ cũng không được than van trách móc so đo với kẻ nọ người kia sao sướng hơn mình. Câu "Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh" (Đức Huỳnh Giáo Chủ) là vậy.

*Yếu tố thành công

Hậu quả sẽ như thế nào trong trường hợp có lòng tin và ý chí nhưng lại có cái nhìn, cái thấy sai và quyết định sai, rồi đưa đến hành động sai?

Ai cũng cho rằng mình nhìn đúng, thấy đúng, và nghĩ đúng. Làm sao mới thấy được mình nhìn sai, thấy sai, và nghĩ sai? Phải chăng lòng tin và ý chí chẳng những giúp mình mà lại hại mình?

Khi nhìn đúng, thấy đúng, nghĩ đúng và làm đúng, và có ý chí lòng tin để quyết chí đeo đuổi, dồn toàn lực làm việc đó thì sẽ đưa ta đến thành công vì có nhìn đúng thấy đúng, và làm đúng thì mới hợp thời, hợp cảnh hợp với lòng người.

Nếu nhìn sai, thấy sai, và làm sai thì dù có lòng tin và ý chí đi nữa cũng đi đến thất bại vì việc làm đó không hợp thời, hợp cảnh hợp với lòng người.

Khi không hợp thời, hợp cảnh, hợp với lòng người thì không phù hợp với thiên nhiên, với sự tiến hóa của thiên nhiên, của vũ trụ và dĩ nhiên là không hợp với lòng Trời.

Tất cả mọi cá nhân, tổ chức, chánh thể nào nếu đi đúng đường tức khắc sẽ đi đến thành công phát triển. Thành công phát triển thật sự chứ không phải tô son, điểm phấn, nổi đình nổi đám, kéo phe kéo đảng hoặc tìm cách này hay cách kia để phô trương uy lực.

Nếu cá nhân hoặc tổ chức hay chánh thể nào đi sai đường, tức khắc sẽ đi đến èo uột, tàn lụi, tan rã như ngọn lửa sắp tàn dù có khơi đi nữa cũng không cháy lên được.

*Luật Trời

Vậy Luật Trời là luật gì?

Luật Trời là thiên ý và ta không thể đi đến thành công nếu đi ngược lại thiên ý.

Luật Trời rất bao dung và rộng lượng và cũng rất là tàn bạo, gắt gao cho những ai đi thuận với thiên ý hay đi ngược với thiên ý.

Luật Trời luôn luôn có thưởng phạt với những ai đi thuận với lòng dân hay đi ngược với lòng dân, với những ai làm những việc có ích cho quốc gia dân tộc hay có hại cho quốc gia dân tộc, với những ai đóng góp cho hòa bình nhân loại hay với những ai manh tâm đem lại chiến tranh cho nhân loại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880