151. Thiên mệnh và Duyên nghiệp

07 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 85948)
151. Thiên mệnh và Duyên nghiệp

16-5-2003 - 5:30 sáng

Làm sao để phân định được như thế nào là thiên định? Thế nào là duyên nghiệp? Thế nào là nghiệp dữ và thế nào là nghiệp lành?

Làm thế nào để nhận diện được thiên nghiệp, duyên nghiệp, nghiệp dữ và nghiệp lành?

Làm thế nào để hóa giải nghiệp?

Thiên nghiệp đến theo nhu cầu làm việc Đạo của người thi hành sứ mạng thiêng liêng phục vụ chung.

Duyên nghiệp chỉ đến cho một cá nhân.

Nghiệp dữ đến tạo hoàn cảnh khó khăn.

Nghiệp lành tạo hoàn cảnh tốt đẹp hơn, vui vẻ hơn...

Muốn xóa nghiệp phải chuyển tâm.

Tâm hiền có thể chuyển nghiệp dữ thành tốt. Tâm dữ có thể chuyển nghiệp lành thành xấu.

Tâm tốt có thể vì nghiệp dữ mà học hỏi chuyển hóa tâm mình để hướng thượng cầu Đạo.

Tâm dữ có thể từ nghiệp lành mà biến thành ham danh ham lợi ham tiền ham của khiến tâm linh mình đi xuống.

Làm sao để hoàn thành một thiên mệnh?

Trước hết phải sáng suốt để nhận định thế nào là thiên mệnh, thế nào là nhân nghiệp.

Thiên mệnh đến theo từng thời điểm của những người cùng làm việc, hoàn cảnh và thời gian theo nhu cầu của việc Đạo nhằm phục vụ cho con người, cho đất nước và nhân loại nói chung. Thiên mệnh không tạo nghiệp quả và người thi hành biết hành xử như thế nào để hóa giải nghiệp, chuyển hóa mọi việc làm và hành động sao cho có lợi cho mọi người. Người thi hành sứ mạng đi đến đâu tạo niềm vui và hạnh phúc cho người xung quanh.

Nhân nghiệp là do con người tạo ra cho chính mình. Rất khó phân định như thế nào là nghiệp của quá khứ hay nghiệp của kiếp hiện tại do chính mình tạo ra từ lục căn lục trần, tâm, thân, ý.

Nếu không định tâm sáng suốt ta rất dễ nhầm lẫn và tưởng lầm ý muốn của mình là do nghiệp tiền kiếp. Và từ ý muốn đó ta lại tạo thêm nghiệp quả cho đời sau.

Nếu định tâm sáng suốt ta nhận biết ngay tâm dậy khởi muốn tạo nghiệp và tự hóa giải ngay tức khắc khi hột giống vừa chớm nảy mầm bằng các phương pháp chuyển hóa cái muốn tạo nghiệp quả của mình thành những việc làm có ích lợi cho trước nhất là mình, hay cao đẹp hơn là cho tha nhân.

Nghiệp tiền kiếp là nghiệp đến không do mình tạo ra mà đến một cách ngẫu nhiên không do cái muốn của mình. Ta phải nhận định cho rõ rệt để hành xử như thế nào hầu hóa giải mà không tạo thêm những nghiệp quả tiếp nối. Ta càng trốn tránh nó càng đeo đuổi và sẽ tạo ra những hoàn cảnh không lối thoát.

*Ích lợi của sự tu tập

Việc thiền định, tu tập để hiểu mình hiểu người có ích lợi cho người gặp thiên mệnh hay duyên nghiệp.

Nếu không sáng suốt ta sẽ lầm lẫn cả thiên mệnh và duyên nghiệp vì cả hai đều có thể do chính ta tạo ra theo cái muốn lòng tham, hay tính dục của mình.

Người có sứ mạng nếu không định tâm sáng suốt, diệt ngã có thể tạo nên nghiệp quả khi tưởng lầm ý muốn của mình đã tạo ra cảnh ngộ và hoàn cảnh mà cho là thiên mệnh, sẽ đi sai con đường phục vụ sứ mạng thiêng liêng của mình.

Vì thế sự quá tự tin, kiêu mạn, tự cho mình là có trình độ cao, cho mình có sứ mạng, cho mình là bực cao minh, cho mình có trình độ vô vi, vân vân..., cho mình đã thành Phật, Thánh, Tiên... rồi tạo nên nghiệp dữ. Điều đó đã khiến cho bao nhiêu người tưởng đã thành hóa ra bất thành. Họ tưởng càng ngày càng đi lên hóa ra đã từ từ đi xuống. Tưởng đã thi hành thiên mệnh hóa ra đã thực hành nhân mệnh, do chính mình tạo ra.

*Thiên mệnh và Nhân mệnh

Nếu không nhận biết thế nào là thiên mệnh và thế nào là nhân mệnh thì con đường tu tiến của ta xem như đã hỏng và ta chắc chắn đi lạc Đường Đạo.

Muốn cho Đường Đạo chỉ tiến không lùi, và luôn đi cho đúng đường, ta phải luôn luôn nhạy bén và sáng suốt. Sáng suốt để nhận biết mọi dậy khởi trong tâm ta. Ta phải làm chủ mình toàn vẹn.

Muốn thi hành Thiên Mệnh ta phải chấp nhận mọi hoàn cảnh và can đảm đối đầu mọi hiểm nguy. Ta chỉ có thể định tâm, sáng suốt mới học hỏi và hóa giải trong công việc. Phải tự tin, kiên nhẫn, học hỏi chính mình và quán chiếu luôn luôn mỗi khi tâm chuyển động hầu hướng dẫn tâm thức mình đưa đến những hành động và lời nói sao cho có lợi trong công việc phục vụ Đạo.

Lời nói của một người Tâm Đạo sẽ có một nguồn năng lục từ thượng thiên hỗ trợ. Đó là sức mạnh Tâm Linh của người phục vụ Đạo. Đó là nguồn năng lực chung mà người quanh ta đang cần thiết. Vì thế họ sẽ được sung sướng và hạnh phúc khi họ nghe ta chính là họ nghe Tâm của họ để họ chuyển hóa những nguồn tư tưởng xấu thành tốt, từ sự vị kỷ chuyển đến sự hữu lợi chung, tình thương chung.

Đó là sự cộng hưởng của người ở xung quanh người tu.

Vì thế người Tu Đạo mang từ trường của năng lực tình thương thiêng liêng đem đến nguồn hạnh phúc dịu dàng nhẹ nhàng thanh khiết cho người gần họ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880