- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Tiểu sử Mẹ Nguyễn Hòa An (1925-2916)
Bà Nguyễn Hòa An sanh ngày 21 tháng 7 năm 1925 tại làng Long Kiến, tỉnh An Giang, Việt Nam. Bà là con của ông Nguyễn Xuân Phong và bà Nguyễn Thị Hạnh. Ông sơ của Bà đã được Đức Phật Thầy Tây An chữa bệnh khi Đức Phật Thầy ở tại Cốc Ông Kiến, nơi nầy hiện nay là Tây An Cổ Tự. Ông bà nội và thân phụ Bà đều tu theo truyền thống Bửu Sơn Kỳ Hương.
Bà Nguyễn Hòa An vào nhà thương ngày 26-05-2016, và qua đời ngày 28-05-2016 một cách nhẹ nhàng, bình thản. Bà có để lại một bức tâm thơ đề ngày 26-05-1999, 17 năm về trước đúng với ngày Bà vào nhà thương và Bà đã vĩnh viễn, thanh thản ra đi. Trong lá thơ này Bà đã viết một đoạn như sau: “Đời vô thường cho nên Mẹ viết bức tâm thơ này, để sẵn cho các con xem lời dặn dò cuối cùng của Mẹ. Khi Mẹ từ giã cõi đời rồi, các con nên im lặng, thành tâm niệm Phật và làm theo nghi thức Phật Giáo Hòa Hảo.”
Cũng như nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, Bà Nguyễn Hòa An được quy y với Đức Huỳnh Giáo Chủ lúc thiếu thời và được may mắn sống tại Thánh Địa Hòa Hảo. Bà là người bạn thân thiết của Bà Huỳnh Thị Kim Biên, em ruột của Đức Thầy. Trong thời gian ở Tổ Đình, mỗi ngày hai bà săn sóc Đức Bà rất chu đáo như têm trầu, dọn cơm, nấu nước, giũ mùng, vân vân... Thỉnh thoảng Bà được phép đọc Sám Giảng cho Đức Ông nghe. Bà được Đức Ông và Đức Bà xem như một đứa con nuôi, rất thương mến.
Trong thời gian chống Pháp, Đức Ông đã gởi Bà và ông Trần Văn Tươi, tức Sáu Rớt, lên Sài Gòn làm công tác đạo. Bà được ở với Bà Năm Cò và Bà Ký Giỏi để làm việc theo lệnh Đức Thầy. Nhiệm vụ của Bà là làm liên lạc viên cho 72 Chi Bộ của Phật Giáo Hòa Hảo. Bà thường đi bằng xe đạp đến thông báo với Đức Huỳnh Giáo Chủ mỗi khi nơi Ngài cư ngụ sắp bị Pháp bố ráp. Bà cũng thực hiện các công tác khó khăn như viết hay in truyền đơn, phát truyền đơn, đưa thơ, hướng dẫn những người muốn gặp Đức
Thầy. Mọi công tác đều nguy hiểm, đòi hỏi sự gan dạ cũng như thông minh, nhanh nhẹn. Bà đã từng bị bắt và được Ông Cả Nản, em Ông Chủ Cưu tức thân phụ Ông Lâm Ngọc Thạch lãnh ra.
Bà Nguyễn Hòa An lập gia đình với cố cư sĩ Nguyễn Long Thành Nam, một tín đồ trung kiên của Đức Thầy. Ông đã từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng và cũng là Chánh Thơ Ký Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tại Thánh Địa Hòa Hảo trước 1975. Bà Nguyễn Hòa An luôn tích cực hỗ trợ chồng trong các công tác giáo sự. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Ông Bà và các con phải sống lưu vong tại Cao Miên khi Phật Giáo Hòa Hảo bị đàn áp trong thập niên 1950 và 1960.
Bà Nguyễn Hòa An và gia đình đi tị nạn và định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1975. Ông Bà đã có công tái phục sinh hoạt Phật Giáo Hòa Hảo tại hải ngoại và thành lập Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo tại Miền Nam California, Hoa Kỳ; cũng như tục bản tập san Đuốc Từ Bi, cơ quan ngôn luận của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tại Hải Ngoại. Bà Nguyễn Hòa An là Cố Vấn Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California cho đến ngày qua đời.
Bà Nguyễn Hòa An ra đi để lại sáu người con, hai trai, bốn gái cùng rất đông con cháu và chắc.
Gửi ý kiến của bạn