- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Người có bổn phận với tôn giáo của mình phải có một niềm tin tuyệt đối vào lý do của sự hiện diện cũng như vai trò, công việc, hướng đi và sự hành đạo của mình.
Khi có niềm tin vào đấng thiêng liêng, vào sự hành đạo theo tôn chỉ và giáo lý của tôn giáo mà mình phải phục nguyên đạo và làm việc hết mình, thì mọi sự việc xảy đến trong cuộc đời mình đều có lý do và có sự an bài sắp xếp của Bề Trên nhằm hướng dẫn cho mọi việc làm theo đúng thời đúng lúc.
Đời đạo song tu là việc xảy ra ngoài đời giúp ta hiểu đạo và đạo đã uốn nắn hướng dẫn việc đời. Phải có sự bổ túc thì người hành đạo mới có thể đi đúng đường, mới có dịp gần gũi với người xung quanh để hiểu họ và phục vụ họ.
Mỗi khó khăn, trở ngại, đau buồn là để chuẩn bị cho một hành trình rộng mở hơn, có chiều sâu hơn và có lợi ích cho số đông hơn.
Nếu trụ tâm, nhìn rõ, thấy rõ thì hiểu rằng mọi việc đều đi theo một tiến trình ẩn dạng mà mình phải kiên nhẫn để bước theo cho đúng chu kỳ, vì tâm thức đi nhanh hơn việc xảy ra trong đời sống.
Mọi việc thấy trở ngại nhưng không trở ngại, mà là mọi việc xảy ra đều giúp hành giả bước những bước cho đồng điệu với sự xoay chuyển sao cho phù hợp với đạo lý dân tộc và đạo pháp trong chu kỳ Tam nguyên của Tân Thiên Niên Kỷ.
(Ghi chú: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo đã phân tách quá trình diễn biến lặp đi lặp lại của vũ trụ qua ba thời kỳ gọi là Tam ngươn hay Tam nguyên: Thượng ngươn, Trung ngươn và Hạ ngươn)
Gửi ý kiến của bạn