- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Nếu tâm lực không mạnh thì không thể đạt tâm không mà chỉ cảm nhận tâm không trong giây phút hay sát na nào đó. Cứ như một người đứng ở ngưỡng cửa nhìn ra khoảng không, nhưng thật ra mình vẫn còn bị nhốt trong một cái nhà bao quanh những hệ lụy của cuộc đời.
Nếu thật sự đạt tính không thì mình không còn dựa vào cái gì xung quanh, từ tâm linh, tinh thần, vật chất, tình thương của người.
Còn đau khổ, cầu nguyện, là còn sợ hãi, run rẩy trước sự bất thường, thay đổi của con người và tạo hóa, còn dựa vào cái muốn, sự ước ao về điều nầy điều kia cho chính mình.
Sự mất mát bất chợt, sự đau khổ bàng hoàng, phải chăng là những thử thách giúp hành giả chiêm nghiệm về sự vô thường của thiên nhiên, của tạo hóa.
Hành giả muốn tu tập thật sự phải sống đạo. Sống đạo không phải là một cuộc sống êm đềm, bình an, lúc nào cũng hạnh phúc; mà sống đạo phải sống trong tỉnh thức luôn luôn trước những mất mát, những thay đổi chợt đến, chợt đi, khi thì nhẹ nhàng, khi thì mạnh mẽ đột ngột.
Hành giả cần trụ tâm luôn thì tâm mới mạnh, trí mới sáng, mới không bị gục ngã trước sự chuyển đổi bất thường của cuộc đời.
Đời đạo song tu là pháp tu áp dụng cho cả hai hạng người: Phật tử tu tại gia lẫn tu sĩ tu trong chùa, vì trong đời có đạo và trong đạo có đời. Cả hai mặt đời đạo đều tương quan để trợ lực giúp con người tu tiến, học hỏi, thực tập, thử thách, trui luyện; để cả hai tương đồng hỗ trợ thì con đường tiến tới sự an định mới có kết quả.
Tánh Không đến từ có hay Tánh Không chẳng lìa xa có là vậy.
Gửi ý kiến của bạn