- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Đạo thì luôn luôn sáng. Có ta hay không thì đạo vẫn sáng. Chỉ có con người thì lúc sáng lúc tối, thay đổi chuyển vận không ngừng, từ nhị nguyên đến nhất nguyên, từ đời này sang đời khác.
Lịch sử là những gì đã xảy ra, là sự thật hiển nhiên không thể thay đổi. Ta có thể ghi chép, thuật lại. Đó là những sự việc của sự thật qua biến chuyển của dòng sống con người và thời gian. Lịch sử quan trọng, nhưng quan trọng hơn hết là sự sáng tạo.
Sự sáng tạo là cánh cửa của tương lai, của đạo, nhằm giúp con người tiến hóa, không bị chận đường bí lối bởi lịch sử.
Lịch sử quan trọng, nhưng lịch sử cũng là một trong những yếu tố có thể ngăn bước tiến của con người hay khiến con người bị dậm chân tại chỗ, hoặc vì hận thù sâu nặng mà cứ đi ngược về quá khứ nên không thể thăng hoa, cầu tiến hay xây dựng, mở rộng trái tim để yêu thương.
Có rất nhiều con người vì ấn tượng của lịch sử thương đau mà trở nên ngông cuồng sắt máu, do bởi những mâu thuẫn nghịch lý của lịch sử chánh trị hay tôn giáo.
Có biết bao tín đồ đã trở nên cuồng giáo, hung dữ, sát sinh… do bởi tôn giáo mà giết người khác tôn giáo, hay ngược lại, hận thù một tôn giáo nào đó đã có những dữ kiện mâu thuẫn, đẫm máu đối với tôn giáo của mình.
Chính sách đàn áp tôn giáo đối với Phật Giáo Hòa Hảo của nhà nước Việt Nam hiện nay, phải chăng nảy sanh từ sự việc ám hại Đức Giáo chủ tôn giáo này cùng sự sát hại tín đồ của Ngài trong quá khứ? Và cũng chính vì chính sách này mà sợi dây xích thay vì được mở lại siết chặt hơn.
Vậy thì, lịch sử là chứng nhân, là sự thật không thay đổi, nhưng khi viết về lịch sử, khi dùng lịch sử, người viết về đạo phải biết đạo, để không tạo thêm hận thù và mâu thuẫn, mà phải biết dùng lịch sử để hóa giải cho tương lai. Đó là mấu chốt của vấn đề, của tư tưởng người làm việc đạo.
Người thật tâm lo cho đạo phải biết hành đạo như thế nào để giải các thế kẹt, các gút mắt của lịch sử đạo, chứ không thể là những con két cứ lặp đi lặp lại những hận thù của quá khứ, điều đã khiến sinh hoạt đạo khó phát triển, không lối thoát.
Những điều uốn đi nắn lại ai cũng có thể làm được nếu có tài liệu, sách vở, và một bộ nhớ tốt, cộng lại với tài hoạt bát, tánh nhuần nhuyễn. Mặc dù viết có hay, lập luận có giỏi, thì tư tưởng hay ngôn từ đó vẫn còn nằm trên vòng luẩn quẩn hạn hẹp. Tất cả chỉ là một sự nhắc đi và lặp lại mà thôi.
Viết quyển tự truyện hay hồi ký “Tìm về gốc Đạo” mà hành giả đã dự định thực hiện, cũng là một việc có ích, tuy nhiên chỉ là sự gom góp của quá khứ, của những gì được kể lại qua lời nói hay sách lịch sử đạo. Vì thế, phải tự hỏi con đường mình muốn đi, là “sửa đường” hay “dọn đường” hoặc “mở đường” cho thế hệ mai sau ???
Con đường phải đi là tìm lối thoát cho chính mình và cho đồng đạo hay đồng hành, chứ không phải tìm lại quá khứ rồi lúng túng, vật vã với quá khứ. Cũng không phải để biện hộ cho quá khứ, trau dồi quá khứ, làm cho nó đẹp hơn lên.
Quá khứ đạo có chỗ đứng của nó, vững vàng hay không là do tín đồ. Nhưng tương lai của đạo mới là sự bền vững và trường tồn.
Công việc chính của người phục nguyên đạo là xây dựng nền móng cho tương lai, tìm lối thoát cho sự phát triển đạo. Đó mới là Phục Nguyên Chánh Pháp.
Tâm không, tính không, là hồi chuông cảnh tỉnh, giải mọi gút mắt, xóa đi sự suy nghĩ lệch lạc.
Tâm không, tính không, giúp con người được giải thoát trong sự sáng tạo, không đi ngược lại thời gian.
Gửi ý kiến của bạn