- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Cứ giữ tâm không nhẹ nhàng, trong sáng, để tiếp tục con đường đạo. Con đường phục vụ chánh pháp bất cầu lợi thì những nghiệp nặng nhẹ sẽ rơi dần lại sau lưng.
Con đường đạo là con đường buông bỏ không tiếc nuối để không nắm bắt lại những gì cho riêng tư, từ đó những gì hữu lợi cho Phật pháp sẽ đến, tùy duyên cho từng giai đoạn, để phục vụ cho khối đông, cho nhân quần xã hội, cho loài người.
Phục vụ cho Phật pháp không phải là con đường tính toán mà là con đường bất vụ lợi, vì thế nên trên con đường này ta chỉ buông chứ không bắt, không chụp lại những gì đến và đi.
Công việc đến rồi đi theo nhu cầu của cơ đạo. Người đóng góp hay phục vụ đều phải nghiêm túc trong mọi tư tưởng và hành vi. Không thể có tà kiến, mà tâm phải luôn chánh trực mới có cơ hội đóng góp vào cơ phục đạo. Người lái con tàu ví như vị thuyền trưởng không vì tình cảm cá nhân mà chọn thủy thủ theo ưa thích, mà phải luôn có trí tuệ để giữ vững sự thăng bằng của con tàu lướt sóng qua những giai đoạn bão táp, đưa con thuyền đại đạo đến nơi chốn không đắm chìm bởi lợi danh hay ý đồ gian trá, làm nhơ ố thanh danh đạo, thanh danh Thầy Tổ.
Tâm lành, ý lành, cứ như thế tiến bước. Mỗi giai đoạn đều có những thử thách mới, về công việc, về người cộng tác. Kẻ đến người đi, theo nhu cầu phục vụ đạo. Không buồn, không vui, không tiếc rẽ, không níu kéo, chẳng gọi mời. Người đến vì bổn phận, kẻ đi vì hết cộng duyên. Cứ liên tục như thế.
Tâm thân ý định. Đó là sống đạo để phục nguyên đạo.
Gửi ý kiến của bạn