- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Người hướng đến tu tập, tu học, cần hướng về tâm và phát triển nội tâm, chánh tâm, hay là tâm giác ngộ.
Tâm giác ngộ có nội lực để hướng dẫn con đường tu tập của hành giả không ngừng nghỉ, và cũng chính tâm giác ngộ của mình hướng mọi việc làm của mình vào con đường phục vụ tha nhân, phục vụ đạo.
Tâm giác ngộ hay chánh tâm, tâm chân chánh hết sức cần thiết cho những người làm việc đạo, phục vụ đạo, để cho người đó không lầm lạc vào con đường làm việc đạo mà lại phục vụ chính mình.
Phục vụ đạo hay làm việc đạo như nhiều người thường gọi, là một việc vô cùng quan trọng mà hành giả cần quan tâm, quán chiếu, khi sinh hoạt trong môi trường này. Nhất là những người đi giảng đạo, hay truyền bá giáo lý.
Vì sao người giảng đạo cần quán chiếu chính mình và quan tâm về trình độ tri thức của mình? Vì trình độ giáo lý, trình độ thuyết giảng càng tăng càng có nhiều người nghe, nếu không biết tự kiểm thì cái ngã của mình sẽ càng nảy nở, cái tôi càng to lớn. Lại có nhiều người đi giảng đạo lưu loát, thuộc lịch sử đạo càng nhiều, kinh kệ, giáo lý càng nhiều thì không còn nghe ai nữa mà chỉ nghe một mình mình. Vì nghĩ rằng chính mình mới hay mới đúng, nên khi nghe từ ai cũng thấy sai thấy dở, vì cái ngã to lớn bệnh hoạn của mình đã che mắt, bịt kín tai của mình.
Tu học, hành đạo đã khó mà giảng đạo càng khó hơn.
Khi giảng đạo, phải có khả năng hành đạo, vì giảng đạo và hành đạo phải đồng bộ song hành, nếu không sẽ chỉ là khoa trương giảng đạo.
Gửi ý kiến của bạn