- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Làm sao để ứng phó với những việc xảy ra bất ngờ, nhứt là những sự việc trọng đại liên hệ đến mình một cách chặt chẽ?
Tánh không có giúp gì được mình trong những bất ngờ trọng đại không?
Nếu đạt tánh không thì phải hiểu rõ sự vô thường. Nếu không hiểu rõ luật vô thường thì chắc chắn chưa đạt không tánh, chỉ là thấy biết hay nếm mùi không tánh.
Nếm một chút tánh không, thấy được tánh không, biết được tánh không, thì vẫn còn xa mới đi đến “đạt tính không”.
Đạt tính không thì tâm lặng như tờ, không bị lung lay, có và không song hành. Tự giải cái có và không đồng thời đó.
Không tánh chẳng phải không hoàn toàn, mà phải ở giữa có và không.
Cái có và không đồng thời đó là sự giác ngộ, vì sanh đó và diệt đó cùng một lúc.
Sanh diệt có song hành đồng thời, thì tâm mới lặng gió mới yên, không nghiêng bên nào hết. Đó mới là sự thường hằng không sanh không diệt.
Sự đau khổ sẽ còn mãi nếu ta cứ trụ vào có hay vào không. Trụ vào có thì sẽ vật vã, đau đớn, hận thù, không chấp nhận, rồi sẽ bị dày vò không lối thoát. Nếu trụ vào không sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm, ích kỷ, mất nhân tính, không tình cảm với vạn vật chúng sanh.
Chỉ có cảm giác “có và không đồng thời” mới trải nghiệm thật sự “lẽ vô thường”, từ đó mới thật sự buông để bước vào Tánh Không bình an sáng suốt để tiếp tục hành trình.
Gửi ý kiến của bạn