- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Thực hành hiếu đạo là gì?
Hiếu đạo là con đường thực hiện chữ hiếu, hay là thực hành chữ hiếu chính là con đường đi đến đạo?
Hay là hiếu chính là đạo?
Cả ba câu hỏi trên đều đúng. Chữ hiếu là căn bản chỉ đạo của một con người phải đi.
Chữ hiếu này cần hiểu theo nghĩa rộng từ chữ nguồn gốc của một con người. Nguồn gốc từ các bậc sanh thành Cửu Huyền Thất Tổ, đi xa là thủy thổ của loài người, đến tổ quốc quê hương.
Chữ hiếu là căn bản là cột trụ, giúp cho con người có hiếu đạo sống như thế nào cho ra một con người.
Thiếu hiếu đạo con người dễ đi đến sai lầm từ gia đình cho đến xã hội, dễ dàng sa ngã vào bất cứ thói hư tật xấu cho đến sai lầm trong tín ngưỡng. Thay vì nhờ tín ngưỡng trở nên một người tốt, thì dùng tín ngưỡng, lợi dụng tín ngưỡng theo nhu cầu của tham vọng riêng tư.
Tóm lại hiếu đạo là điều thiết yếu, là nhân tính của một con người dù người đó sống, sinh hoạt trong bất cứ môi trường nào, dù là lãnh đạo của một tôn giáo hay chánh trị, kinh tế hoặc giáo dục, thương mại.
Hai chữ hiếu đạo như là một khuôn mẫu. Tinh thần hiếu đạo này cũng cấp thiết như lương tâm của một con người. Nếu thiếu sự hiếu đạo, thiếu lương tâm thì con người cũng như là một con vật biết nói tiếng người có thể trở nên tàn ác, hung hiểm, phản bội cha mẹ, nguồn gốc, tổ quốc hay phản bội lại con người, vì họ có thể tạo nên vũ khí giết người hàng loạt không gớm tay.
Có hiếu đạo, có lương tâm thì có tình thương vì đó là nhân tính của một con người, và từ đó mới phát triển lòng bác ái đối với tha nhân, đối với muôn loài vạn vật.
Con người sống phải có hiếu đạo.
Gửi ý kiến của bạn