- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Muốn tiếp tục con đường tu học thì không bao giờ nên tìm niềm vui mà chỉ nên tìm sự an lạc.
Sự an lạc, bình yên tâm hồn, mới có khả năng giúp người tu vượt khó khăn trở ngại để tiến bước.
Vì sao?
Vì thật ra, sự khó khăn hay trở ngại là do trong lòng mình, trong tâm mình, chớ không do người xung quanh hay ngoại cảnh.
Người xung quanh hay ngoại cảnh chỉ là chất xúc tác giúp ta học hỏi về chính mình. Khi mình còn sống trong sự phải trái, tốt xấu, tranh luận, thì tâm mình vẫn rơi rớt vào vô minh của hỉ nộ ái ố.
Bất cứ giờ phút nào, muốn tâm bình an ta cần phải dừng lại sự suy nghĩ, vì sự suy nghĩ tác động bộ nhớ. Thế rồi những tình cảm thương ghét, những sự va chạm trong quá khứ với người này hay người kia trỗi dậy, kéo theo bao ưu phiền; những việc tưởng đã lãng quên bỗng sống động bởi sự kéo lại ở thì hiện tại, thao tác khiến cho tâm ta xáo trộn, tình cảm thương ghét lại bắt đầu hoành hành, tạo bất an cho tâm hồn.
Muốn giữ tánh không, muốn sống trong không tính, tâm phải bất động. Tâm bất động nhưng cái biết luôn hiện hữu; và con người của mình có tình thương tình người nhưng không sống trong tình cảm ghét thương.
Bất cứ lúc nào khi tình cảm thương ghét trỗi dậy là nghiệp lực còn kéo lôi ta vào con đường khổ.
Tình cảm còn, nghiệp lực còn.
Gửi ý kiến của bạn