- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Quán không đã khó mà hành không lại càng khó hơn.
Vì sao? Vì cái ngã? hay vì cái tôi? Tôi làm việc này, tôi làm việc kia, cho người này, cho người nọ. Cứ muốn người ta phải biết điều đó do chính tôi làm, và nhất là tôi nhớ là chính tôi làm.
Rồi nghĩ rằng tôi làm hay hơn người khác, nhiều hơn người khác. Tôi làm việc bất vụ lợi, không công. Tôi bỏ công sức nhiều hơn, bỏ tiền của nhiều hơn. Rồi chính tôi làm mà người khác không biết, không khen ngợi tôn vinh.
Có những công việc đúng ra phải quên, phải xem đó là bổn phận khi đã chọn đường tu, thì lại kể lể công sức ấy cho mọi người biết.
Ngày nay trên các sân khấu hay truyền thông đại chúng, cư sĩ hay tu sĩ đã kể lể về bao công sức của mình đã làm cho tha nhân, làm cho tôn giáo, làm cho xã hội, vân vân…
Còn có người khoe khoang tài năng của mình trong mọi lãnh vực, lại còn kể thêm những việc âm thầm mình đã làm, bao nhiêu công trình mình đã đóng góp.
Cái bệnh muốn người khác biết “việc tôi đã làm” là một căn bệnh khó chữa mà hầu như ai cũng mắc phải, kể cả người tu dù lâu hay mới tập tành. Mặc dù biết mình mắc bệnh như vậy đi nữa, nhưng cũng khó chữa khỏi.
Tánh không rất gần với tánh có, như nút bật điện, chỉ cần một suy nghĩ hay hành động, thì chớp nhoáng như từ ánh sáng đổi ngay sang bóng tối.
Vì thế hành trình quán không, hành không, là một hành trình xa vời vợi cho đến khi đạt được; và khi đạt được rồi có thể mất, lại rớt trở về có như một cái chớp mắt.
Tết Nguyên Đán 2016 Bính Thân
Gửi ý kiến của bạn