- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Con đường của người tu không bao giờ là một con đường bằng phẳng dễ đi, đó là con đường chông gai hiểm trở dành cho từ tâm hồn đến thể xác.
Bệnh hoạn hay những cơn sốc về tinh thần hay tâm hồn đều khiến hành giả phải cố gắng hơn, kiên nhẫn hơn và bình tâm hơn để định lại hướng đi tiếp tục cho đúng đường đúng hướng.
Những khó khăn là những viên thuốc đắng nhiệm mầu để điều chỉnh lại tâm thân ý sao cho tâm thân ý trụ lại thành một để cả ba không đi khác hướng với nhau.
Đức Thầy có dạy “Nếu ai mà biết chữ tu trì, Tâm bình tịnh được thì phát huệ”, chỉ có sự bình tịnh mới có khả năng giúp ta bước vào tánh không, và chỉ khi vượt tự ngã, tự tánh, mới có sự trong sáng của tánh không, khi đó mới nghe thấy biết trong sự sáng suốt của tuệ giác.
Tu chân thật, rốt ráo, chánh tâm hành giả mới thấy được mầu nhiệm của sự khổ.
Phải khổ, phải thấm nhuần tột độ cái khổ mà vẫn tiếp tục đường tu mới thấy con đường giải thoát hiện ra dần dần. Nếu vì khổ mà tránh né, đi ngược lại đường tu, hay chọn con đường tích lũy tiền tài, vật chất, tiếng tăm, danh vọng thì con đường giải thoát sẽ bị sương mù che khuất bởi tâm hành giả đã chuyển hướng sang địa ngục tâm, cho dù có sống trong giàu sang hay thành công tột bực về vật chất.
Gửi ý kiến của bạn