- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Một trong những điều quan trọng trong sự tu tập là thầm kín tu tập.
Tu tập thầm kín là vì sao?
Vì đó là việc liên hệ đến đời sống tâm linh, đời sống nội tâm, đời sống tinh thần của một con người. Và tâm linh là một cái gì có tính cách riêng chứ không phải chung với người khác.
Nếu tu tập mà có tính cách bên ngoài, không phải riêng rẽ, thì người tu tập bị ảnh hưởng, tác động bởi người xung quanh. Sự tu tập đó có tính cách trình diễn - trình diễn tu tập.
Dù cho hành giả có chân chất cách mấy, nhưng khi trình diễn tu tập thì lời nói, hành động, cung cách luôn bị ảnh hưởng và bị tác động bởi con người và hoàn cảnh bên ngoài, nên không tu tập một cách độc lập được.
Tu và tập phải hoàn toàn độc lập, riêng rẽ, thì người tu mới thấy rõ chính mình từ tư tưởng đến hành vi của mình một cách rõ rệt. Tâm mình dao động ra sao, thay đổi ra sao, vì sao thay đổi, thay đổi trong bao lâu, theo chiều hướng tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, trình độ quán chiếu về mình; và nhìn thấy người và sự tương giao giữa mình và người hay với người xung quanh dù quen hay lạ ra sao.
Ở một khía cạnh nào đó, tu trình diễn trong hoàn cảnh đồng tu cũng có ích lợi cho sự bắt đầu tu tập, hoặc thỉnh thoảng đồng tu như một sự nhắc nhở, cùng tạo cơ hội để hướng vào con đường tu tâm dưỡng tánh.
Nhưng người muốn tu tiến thì sự thầm kín trong tu tập vẫn là điều thiết yếu nếu hành giả dứt khoát chọn cho mình một con đường tu rốt ráo.
(viết tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo, trong giờ giáo lý)
Gửi ý kiến của bạn