- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Làm việc đạo cần có tấm lòng thành và tâm ý kiên trì, như thế, công việc có trở ngại khó khăn đến đâu cũng sẽ vượt được.
Tâm yên, trí vững, mọi việc sẽ được tiếp tục bằng nhiều phương cách, và duyên lành sẽ đến, ngõ hầu các tác phẩm nhằm phục hưng đạo sẽ được ra đời.
Đạo luôn tiếp tục từ đời này sang đời khác, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, giống như không khí nuôi dưỡng con người qua bao thời gian, nuôi dưỡng sự tiến hóa của con người.
Bước vào con đường đạo, ta như sống trong dưỡng khí trong lành của trời đất. Với một nội tâm đầy từ ái, đầy lòng tin và sự thương yêu muôn loài, vạn vật, sự sáng tạo do đó sẽ phát triển không ngừng trong môi trường thiêng liêng mầu nhiệm.
Càng sống với tâm đạo, sự buông bỏ và tha thứ càng tăng, cho đến khi sự va chạm tưởng như không còn.
Sống với tánh không, ta nghe, thấy, càng rõ; và rồi sự lo lắng, sợ hãi, dù là lo lắng sợ hãi cho đạo cũng chấm dứt. Vì sự lo lắng và sợ hãi chính là mấu chốt của yếu đuối, thiếu tự tin, làm ảnh hưởng sự sáng tạo bị ngưng trệ, tắc nghẽn.
Tâm không, tính không, là cánh cửa của sự sáng tạo.
Gửi ý kiến của bạn