- Mục Lục
- DẪN NHẬP: SỰ THẬT LÀ SỨC MẠNH CỦA HIỂU BIẾT
- CHƯƠNG MỘT: ÁNH SÁNG CỦA BẦU TRỜI DÂN CHỦ
- CHƯƠNG HAI: TRÀO LƯU CỦA TỰ DO BÌNH ĐẲNG.
- CHƯƠNG BA: ÁNH ĐẠI LINH QUANG CỦA TRÍ TUỆ DÂN TỘC VIỆT NAM SẼ THẮP SÁNG TRÊN NỀN TRỜI CHÂU Á.
- CHƯƠNG BỐN: ĐẠO GIÁO DÂN TỘC PHỤC HỒI DÂN TỘC VIỆT NAM.
- CHƯƠNG NĂM: MỘT VIỆT NAM MỚI VỚI MỘT THỂ CHẾ MỚI.
01-05-2011 – 6 giờ sáng.
Nếu muốn những điều gì mình viết ra có hữu lợi cho tha nhân, mà tha nhân đó là thế hệ tương lai, không những cho dân tộc mình mà cho cả các dân tộc trên thế giới ta cần gạn lọc cho hết lòng ích kỷ, sự phân chia giữa người này, người kia, người thân, kẻ lạ, người ta thích và không thích, nói tóm lại là làm sao ta có thể xem mọi người đều như nhau.
Xem mọi người như nhau – bất phân là một việc tuy thấy dễ, giản dị nhưng vô cùng khó. Ta cần quán chiếu từng người, từng trường hợp đối với nội tâm của ta thật sâu xa mới có thể hiểu được.
Mình thương người, thương dân tộc, đất nước, quê hương, thế giới đại đồng, nhưng thương ở mức độ nào? Và có thể hy sinh ở mức độ nào? Chỉ có lúc va chạm vào thực tế, va chạm vào quyền lợi, tiền tài, chức vụ, vân vân... của cá nhân thì ta mới thật sự hiểu rõ được.
Để cho những suy nghĩ, quán chiếu tư tưởng ta có ích lợi thật sự cho tha nhân, ta cần sống đời đạo song tu. Tức là tu mà tu trong đời va chạm với thực tế mỗi ngày của đời sống, chứ không tu theo sự mơ màng của ảo giác, ước vọng được thế này thế kia – đó là sự nuôi dưỡng ảo vọng về một thế giới được đọc trong kinh sách hay được nghe giảng đạo.
Ta cần tu học, tu hành và chứng nghiệm từng dây từng phút để đừng nuôi ảo vọng cho mình, để rồi truyền đạt ảo vọng của mình cho thế hệ tương lai.
Con người chỉ vì ảo mộng một thế giới quá lý tưởng của một số những vị lãnh đạo từ chánh trị cho đến tôn giáo nên mới có xảy ra bao xung đột chánh trị lẫn tôn giáo. Chánh trị hay tôn giáo đều có thể đưa con người đi đến ảo tưởng và khi va chạm vào thực tế vì lời nói, sự hứa hẹn đã không song hành mới đưa con người đi đến giận dữ, tuyệt vọng, đau khổ, thù hận nên mới có chiến tranh tôn giáo hay chiến tranh vì độc tài.
Trong thời điểm của năm 2011, chúng ta chứng kiến biết bao sự đổ vỡ, suy sụp của các quốc gia độc tài, của bao giáo hội của các tôn giáo suy sụp chỉ vì lời nói của họ không đi với việc làm. Người lãnh đạo chánh trị buộc người khác phải hy sinh cho đất nước đồng bào quốc gia dân tộc còn mình thì tích lũy tài sản quyền lợi cá nhân hay gia đình. Còn lãnh đạo tôn giáo rao truyền tín ngưỡng, đạo đức, niềm tin, sự hy sinh, lòng từ thiện, còn mình thì hoàn toàn đi ngược lại.
Chỉ có con người xấu chứ tôn giáo và chánh trị không xấu, có xấu chăng là những người đã dùng tôn giáo hay chánh trị để điều hành tín đồ hay người dân để củng cố cho chức vụ quyền lợi, hay vai trò của mình.
Phải chăng họ là
những tội đồ của tôn giáo hay chánh trị?